Đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng nhiễm virus viêm gan B và C

Ngô Tuấn Hưng1,, Nguyễn Như Lâm1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ, đặc điểm và ảnh hưởng của nhiễm viêm gan virus B và C đối với bệnh nhân (BN) bỏng.
Đối tượng và phương pháp nhiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 15.301 bệnh nhân (BN) bỏng điều trị trong 5 năm (2016 - 2020) tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm có hoặc không có nhiễm viêm gan virus, được so sánh về các đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng nhiễm viêm gan virus là 3,54%, chủ yếu gặp ở người lớn, lao động tự do và là nam giới. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ các biến chứng và số ngày điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân nhiễm viêm gan virus (5,9% so với 3,12%; p < 0,01). Ngoài ra, kết quả phân tích đa biến cho thấy nhiễm viêm gan virus C có mối liên quan độc lập với tử vong cùng với tuổi, giới, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp.
Kết luận: Nhiễm viêm gan virus C là yếu tố độc lập dự báo tử vong ở bệnh nhân bỏng. Cần có các nghiên cứu tiến cứu sâu về sự tái hoạt động và ảnh hưởng của nhiễm virus viêm gan trên bệnh nhân bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sen S., Szoka N., Phan H., et al. (2012) Herpes simplex activation prolongs recovery from severe burn injury and increases bacterial infection risk. Journal of burn care & research, 33 (3), 393-397.
2. Schroeder J. E., Tessone A., Angel M., et al. (2009) Disseminated Varicella infection in an adult burn victim-A transfused disease? burns, 35 (2), 297-299.
3. Chen C. J., Wang L. Y., Yu M. W. (2000) Epidemiology of hepatitis B virus infection in the Asia-Pacific region. Journal of gastroenterology and hepatology, 15, E3-E6.
4. Huy T. T., Abe K. (2004) Molecular epidemiology of hepatitis B and C virus infections in Asia. Pediatrics International, 46 (2), 223-230.
5. Bộ Y tế (2019). Điều tra ước tính tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại Việt Nam 2018-2011, Hà Nội.
6. Jefferies M., Rauff B., Rashid H., et al. (2018). Update on global epidemiology of viral hepatitis and preventive strategies. World journal of clinical cases, 6(13), 589.
7. Ngô Viết Lộc (2011) Nghiên cứu tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng dân cư tại Thừa Thiên Huế năm 2006-2009.
8. Bian H., Lai W., Zheng S. et al. (2015) Analysis of liver damage and reactivation of hepatitis B virus in hepatitis B surface antigen-positive patients after extremely severe burn injury. Chinese Journal of Burns, 31 (4), 244-247.