Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb <p>Lịch sử phát tri&ecirc;̉n<br />Ngày 03 tháng 01 năm 1992, Tờ Th&ocirc;ng tin Bỏng ra s&ocirc;́ đ&acirc;̀u ti&ecirc;n<br />Ng&agrave;y 20 th&aacute;ng 3 năm 2001, Bộ Văn h&oacute;a &ndash; Th&ocirc;ng tin (nay l&agrave; Bộ Th&ocirc;ng tin v&agrave; Truyền th&ocirc;ng) ra Quyết định số 78/GP-BVHTT cấp giấy ph&eacute;p hoạt động b&aacute;o ch&iacute; cho Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng thuộc Viện Bỏng Quốc gia L&ecirc; Hữu Tr&aacute;c. Kể từ khi ra mắt bạn đọc số đầu ti&ecirc;n cho tới nay, Tạp ch&iacute; Y học thảm hoạ v&agrave; Bỏng đ&atilde; được cấp ph&eacute;p sửa đổi n&acirc;ng kỳ xuất bản l&ecirc;n 6 số/năm (Giấy ph&eacute;p hoạt động b&aacute;o ch&iacute; số 1311/GP-BTTTT, ng&agrave;y 23/7/2012;) v&agrave; c&aacute;c số Tạp ch&iacute; chuy&ecirc;n đề phục c&aacute;c Hội nghị Khoa học.</p> <p>Ngày 18 tháng 12 năm 2009, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng được Bộ khoa học và c&ocirc;ng ngh&ecirc;̣ qu&ocirc;́c gia c&acirc;́p mã s&ocirc;́ chu&acirc;̉n qu&ocirc;́c t&ecirc;́ p-ISSN 1859 - 3461 cho tạp ch&iacute; loại h&igrave;nh in.</p> <p>Ngày 09 tháng 12 năm 2021: Tạp ch&iacute; Y học Thảm hoạ v&agrave; Bỏng được cấp chỉ số DOI m&atilde; số 10.54804</p> <p>Ng&agrave;y 06 th&aacute;ng 7 năm 2023: Bộ Th&ocirc;ng tin &amp; Truyền th&ocirc;ng cấp lại giấy ph&eacute;p hoạt động Tạp ch&iacute; Y học thảm hoạ v&agrave; Bỏng (loại h&igrave;nh in) v&agrave; thực hiện th&ecirc;m loại h&igrave;nh tạp ch&iacute; điện tử.</p> <p>Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng loại h&igrave;nh điện tử được Cục Khoa học và C&ocirc;ng ngh&ecirc;̣ Qu&ocirc;́c gia c&acirc;́p mã s&ocirc;́ chu&acirc;̉n qu&ocirc;́c t&ecirc;́ e-ISSN 3030 - 4008.</p> <p>T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch hoạt động b&aacute;o ch&iacute;:&nbsp;<br />+ Giới thiệu c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu của c&aacute;c nh&agrave; khoa học trong lĩnh vực y học thảm họa v&agrave; bỏng, liền vết thương, phẫu thuật tạo h&igrave;nh, v&agrave; c&aacute;c chuy&ecirc;n ng&agrave;nh y học kh&aacute;c.<br />+ Th&ocirc;ng tin c&aacute;c vấn đề c&oacute; li&ecirc;n quan về chuy&ecirc;n m&ocirc;n ở trong nước v&agrave; quốc tế.<br />+ Cung cấp tư liệu cho c&aacute;n bộ y tế tr&ecirc;n to&agrave;n quốc v&agrave; bạn đọc quan t&acirc;m<br />+ Đối tượng phục vụ: C&aacute;c nh&agrave; khoa học, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, c&aacute;n bộ quản l&yacute;, giảng vi&ecirc;n, vi&ecirc;n chức, nghi&ecirc;n cứu sinh, học vi&ecirc;n cao học, sinh vi&ecirc;n v&agrave; bạn đọc quan t&acirc;m. <br />+ Ph&aacute;t h&agrave;nh tr&ecirc;n phạm vi to&agrave;n quốc</p> <p>Trong thời gian hoạt động, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng đ&atilde; thực hiện đ&uacute;ng t&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch, chất lượng ng&agrave;y c&agrave;ng n&acirc;ng cao cả về nội dung v&agrave; h&igrave;nh thức g&oacute;p phần đẩy mạnh c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng, điều trị v&agrave; nghi&ecirc;n cứu khoa học về bỏng cho cộng đồng v&agrave; c&aacute;n bộ y tế trong to&agrave;n quốc, đặc biệt g&oacute;p phần kh&ocirc;ng nhỏ trong c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng v&agrave; chống thảm họa thi&ecirc;n nhi&ecirc;n tại Việt Nam.&nbsp;</p> <p>Nhằm đáp ứng nhu c&acirc;̀u phát tri&ecirc;̉n ngày càng phát tri&ecirc;̉n của khoa học, Tạp ch&iacute; đã x&acirc;y dựng ra website Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng phi&ecirc;n bản online phục vụ c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu v&agrave; độc giả thuận tiện hơn.</p> <p>Độc giả c&oacute; nhu cầu tham khảo chi tiết th&ocirc;ng tin b&agrave;i nghi&ecirc;n cứu khoa học hoặc gửi b&agrave;i đăng xin vui lòng li&ecirc;n h&ecirc;̣ với tòa soạn Tạp chí<br />Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng.<br />Tầng 3 to&agrave; nh&agrave; Đ2 - Bệnh vi&ecirc;̣n Bỏng Qu&ocirc;́c gia L&ecirc; Hữu Tr&aacute;c<br />S&ocirc;́ 263 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đ&ocirc;ng - Hà N&ocirc;̣i<br />ĐT: 069 566626 * fax: 84.0243 6883180<br />Email: tcbongvn@yahoo.com; thư k&yacute; to&agrave; soạn: Trần Xu&acirc;n Việt - 0989536261</p> Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác vi-VN Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 1859-3461 Đánh giá hiệu quả điều trị của băng che phủ vết thương biovb membrane trên vết thương bỏng nông do nhiệt ở trẻ em tại Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/280 Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của băng che phủ vết thương BIOVB MEMBREANE trên vết thương bỏng nông do nhiệt ở trẻ em Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2023 đến tháng 7/2023. 30 bệnh nhi bị bỏng do nhiệt nhập viện trong 24 giờ sau bỏng. Điều trị vết thương bằng băng che phủ vết thương BIOVB MEMBRANE, theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên diễn biến lâm sàng tại chỗ. Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA 16.0 Kết quả: Băng vết thương BIOVB bám nền vết thương tốt, thời gian bỏng độ II khỏi là 5,6 ± 0,7 ngày và bỏng độ III khỏi là 9,1 ± 1,8 ngày. Số lần thay băng trung bình là 4,2 ± 1,2 lần với số ngày điều trị trung bình là 8,7 ± 2,1 ngày. Quá trình thay băng lần đầu có điểm đau FLACC 5,6 điểm Kết luận: Băng che phủ vết thương BIOVB MEMBRANE là loại băng điều trị hiệu quả với vết thương nông do nhiệt ở trẻ em. Phùng Công Sáng Nguyễn Đức Việt Nguyễn Thị Thanh Khương Nguyễn Đình Tùng Đỗ Thị Liên Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 7 14 10.54804/yhthvb.1.2024.280 Tình hình thu dung và điều trị nội trú bệnh nhân bỏng tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong 2 năm 2021 - 2022 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/303 Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bỏng tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An trong 02 năm 2021 và 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 575 hồ sơ bệnh án bệnh nhân bỏng điều trị nội trú từ tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Kết quả: Tuổi trung bình: 37,38 ± 33,54; cao nhất 89, thấp nhất 03 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ = 2/1 (380 nam, 195 nữ). Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu lửa, nước sôi (38,78%; 31,83%). Có 6 bệnh nhân bị bỏng hóa chất. Bỏng điện và tia lửa điện có 163 trường hợp (28,35%). Diện tích bỏng trung bình 15,37 ± 8,32%, diện tích bỏng nhất 45%. Bệnh nhân có diện tích bỏng chung và bỏng sâu < 10% DTCT là chủ yếu, lần lượt là 58,43% và 32,52%. Có 11,65% bệnh nhân bỏng có bệnh lý, tổn thương phối hợp, bệnh nhân bị bệnh động kinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 11 trường hợp (1,91%). Số lượng lớn bệnh nhân nhập viện điều trị không phải can thiệp phẫu thuật (55,48%). Số bệnh nhân phẫu thuật 256 (44,52%). 16 trường hợp phải cắt cụt chi thể, chiếm 2,78%. Nguyên nhân bỏng chủ yếu phải cắt cụt chi thể là do điện cao thế (75%). Bệnh nhân khỏi ra viện là 92,87%, số bệnh nhân tử vong là 02 trường hợp (0,35%), 39 bệnh nhân chuyển viện (6,78%). Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện > 15 ngày chiếm 39,13%, ngày nằm điều trị trung bình là 13.42 ± 16.51. Kết luận: Tỷ lệ bỏng điện cao (28,35%), để lại di chứng nặng nề (cắt cụt chi). Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp phòng tránh tai nạn bỏng và sơ cứu ban đầu sau khi bị bỏng. Trịnh Văn Thông Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 15 21 10.54804/yhthvb.1.2024.303 Kết quả điều trị khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày toàn lớp lấy từ nếp lằn bẹn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/256 Đặt vấn đề: Ghép da dày toàn lớp là 1 trong những phương pháp điều trị được khuyết tổ chức phần mềm đã được các phẫu viên trên thế giới và Việt Nam áp dụng từ những năm cuối thế kỷ 19. Lấy da từ nếp lằn bẹn vừa đảm bảo tính che phủ tổn khuyết trên cơ thể cũng như thẩm mỹ vùng lấy da từ nếp bẹn nơi mà cho thể khâu đóng trực tiếp. Xuất phát từ những ưu điểm trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp trong điều trị khuyết tổ chức phần mềm trên cơ thể. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm mảnh da ghép và kết quả điều trị khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày lấy từ nếp lằn bẹn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân có khuyết tổ chức phần mềm được phẫu thuật che phủ bằng ghép da dày toàn lớp lấy từ nếp lằn bẹn từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2022 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Kết quả: Nghiên cứu 35 trường hợp khuyết tổ chức phần mềm, tuổi từ 16 đến 73, tuổi trung bình 43,7 ± 8,5 tuổi. Nguyên nhân khuyết tổ chức chủ yếu do tại nạn sau chấn thương 15/35 (42,9%), kích thước mảnh ghép thường được sử dụng < 50cm² (48,6%), với kết quả da ghép sống 91,4%, 77,78% sẹo lấy da vùng bẹn đảm bảo tính thẩm mỹ. Kết luận: Che phủ khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày lấy từ nếp lằn bẹn là 1 trong những phương pháp tạo hình dễ áp dụng và hiệu quả cho những tổn khuyết nhỏ và trung bình sau khi được chuẩn bị nền ghép tốt cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho vùng lấy da. Vũ Đồng Hoàng Hạnh Nguyễn Thế May Nguyễn Đức Thành Nguyễn Trọng Đức Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 21 26 10.54804/yhthvb.1.2024.256 Kết quả nghiên cứu giải phẫu cuống mạch cấp máu cho vạt da cơ dưới móng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/305 Đặt vấn đề: Vạt da cơ dưới móng được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật tạo hình đầu mặt cổ, đặc biệt là tái tạo khuyết hổng lưỡi và sàn miệng. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm giải phẫu cuống mạch cấp máu cho vạt. Phương pháp: Tiến hành trên 20 tiêu bản xác tươi của người Việt trưởng thành được bảo quản lạnh - 300 C tại Bộ môn Giải phẫu của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Động mạch cấp máu cho vạt là động mạch giáp trên (20/20 tiêu bản). Tĩnh mạch hồi lưu máu cho vạt là tĩnh mạch giáp trên (20/20 tiêu bản). Ngoài ra đảo da phía trên vạt còn hồi lưu máu qua hệ thống tĩnh mạch cảnh trước thông qua vòng nối với tĩnh mạch mặt và/hoặc tĩnh mạch lưỡi (18/20 tiêu bản). Kết luận: Vạt da cơ dưới móng có cuống mạch hằng định, linh hoạt thích hợp cho tái tạo tổn khuyết lưỡi và sàn miệng. Đỗ Văn Tú Nguyễn Văn Phùng Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 27 33 10.54804/yhthvb.1.2024.305 Kết quả tạo hình khuyết ngón tay cái bằng vạt cuống liền tại Bệnh viện Hữ nghị Việt Tiệp Hải Phòng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/306 Đặt vấn đề: Ngón tay cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, khi bị tổn thương sẽ được điều trị theo nguyên tắc bảo tồn tối đa. Có nhiều phương pháp điều trị các tổn khuyết ở ngón tay cái trong đó có sử dụng các vạt cuống liền. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 32 bệnh nhân có khuyết phần mềm ngón tay cái do nhiều nguyên nhân khác nhau được phẫu thuật tạo hình bằng vạt cuống liền tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2022. Kết quả: Trong 32 vạt có 93,7% vạt sống hoàn toàn, có 30/32 vạt liền kỳ đầu , 2 vạt liền kỳ 2 do hoại tử một phần diện tích đầu xa của vạt. Trường hợp này được thay băng gạc ẩm để liền thương tự nhiên. Có 75% bệnh nhân phục hồi chức năng vận động bàn ngón tay ở mức tốt, 15,6% bệnh nhân phục hồi ở mức khá, 6,3% mức trung bình, 3,1% mức kém. Kết luận: Nghiên cứu 32 bệnh nhân khuyết phần mềm (KPM) ngón tay cái: Nam 84,4% và nữ 15,6%, tỷ lệ nam/nữ là 5,4/1. Tai nạn lao động 68,7%, tai nạn sinh hoạt 21,9%. Tổn khuyết ở mặt trước ngón cái là 81,2%; lộ gân 68,8%, lộ xương 18,7%. Tỷ lệ sử dụng vạt trục mạch chiếm 65,6%, vạt ngẫu nhiên 34,4%. Vạt sống hoàn toàn 93,7% . Vận động bàn ngón tay tốt 75%, khá 15,6%. Phạm Văn Trung Lê Văn Tuấn Copyright (c) 2024 2024-02-28 2024-02-28 1 34 38 10.54804/yhthvb.1.2024.306 Đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có con 6 - 23 tháng tuổi tại phòng khám - tư vấn dinh dưỡng và tiêm chủng, viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/281 Chỉ số nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Infant and child feeding index - ICFI) là một tập hợp các chỉ số nuôi dưỡng cần đạt được việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được ăn uống phù hợp nhằm đạt được kết quả dinh dưỡng tối ưu cho cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có con 6-23 tháng tuổi tại Phòng khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC) năm 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu về thực hành nuôi dưỡng được thu thập từ 394 cặp bà mẹ và con của họ trong độ tuổi 6 - 23 tháng tuổi đến khám - tư vấn và tiêm chủng tại phòng khám, trong thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023. 6 chỉ số ICFI được phỏng vấn cụ thể bao gồm: Trẻ hiện có đang bú mẹ, bú bình, tuổi bắt đầu ăn bổ sung, số bữa ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong 24 giờ, tần suất sử dụng thực phẩm trong 7 ngày. Kết quả: Tổng điểm ICFI trung bình là 6,58 ± 1,0. Trong số 6 tiêu chí đánh giá, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi của trẻ (p < 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các chỉ số ICFI với tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ (p < 0,05). Ngược lại không có sự khác biệt thống kê ở chỉ số thời gian bắt đầu cho ăn dặm với tình trạng SDD ở trẻ (p > 0,05). Kết luận: Chỉ số ICFI có thể sử dụng để đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở các nghiên cứu y tế cộng động. Phan Quốc Anh Phạm Tuấn Việt Nguyễn Thị Hương Lan Phạm Đức Minh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 35 40 10.54804/yhthvb.1.2024.281 Khảo sát kiến thức về biến chứng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/278 Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về biến chứng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 120 người bệnh ĐTĐ týp 2 nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 06 năm 2023. Kết quả: Người bệnh có kiến thức đầy đủ chiếm 19,1%, thiếu kiến thức chiếm 26,8% và không biết thiếu hụt hoàn toàn kiến thức chiếm 54,1%. Các biến chứng phổ biến của ĐTĐ mà người bệnh biết đến là: Loét bàn chân (45,8%), tăng huyết áp (35,8%), bệnh lý thần kinh (29,1%), vết thương lâu lành (22,5%), bệnh về mắt (21,6%), bệnh tim mạch (15,8%). Có mối liên quan giữa tuổi, nơi sống, nghề nghiệp, thời gian tái khám định kỳ với kiến thức về biến chứng của đối tượng nghiên cứu; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ người bệnh có đầy đủ kiến thức về biến chứng của ĐTĐ là thấp chỉ chiếm 19,1% đối tượng nghiên cứu. Có mối liên quan giữa kiến thức với tuổi, nơi sống, nghề nghiệp, thời gian tái khám đinh kỳ. Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh là hết sức quan trọng, thúc đẩy các hành vi tự chăm sóc lành mạnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Lê Thanh Hà Ngô Thị Phượng Phạm Thanh Huyền Đồng Thị Thuý Điều Bùi Xuân Thảo Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Thị Kiều Trinh Nguyễn Thị Hải Trương Mai Hoa Trần Thị Hương Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 37 41 10.54804/yhthvb.1.2024.278 Đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật đốt sóng cao tần ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/284 Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật đốt sóng cao tần (radiofrequency ablation: RFA) và một số yếu tố liên quan đến thời gian sống ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, theo dõi dọc trên 63 bệnh nhân UTP KTBN tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, không có chỉ định mổ, thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn bệnh và không thuộc nhóm tiêu chí loại trừ đã được điều trị đốt sóng cao tần có hóa chất tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An từ 1/2014 - 8/2022. Kết quả: Có sự khác biệt về thời gian và tỉ lệ sống thêm giữa nhóm đáp ứng với điều trị và nhóm không đáp ứng. phân tích đa biến hồi quy Cox cho thấy kích thước khối u, giai đoạn bệnh và mức độ đáp ứng điều trị sau RFA là các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân. Kết luận: Kích thước khối u, giai đoạn bệnh và mức độ đáp ứng điều trị sau RFA là các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân. Phạm Vĩnh Hùng Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Phước Bảo Quân Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 42 46 10.54804/yhthvb.1.2024.284 Kết quả đa ký giấc ngủ sau phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể nặng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/47-52 Mục tiêu: Đánh giá kết quả đa ký giấc ngủ sau phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, so sánh đánh giá trước sau, thực hiện trên 102 bệnh nhân có hội chứng Pierre Robin thể nặng tại Khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2023. Kết quả: Tỷ lệ phẫu thuật thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 95,1%. OAHI sau mổ là 1,7 ± 1,62. Chỉ số bão hoà ô xy trong máu SpO2 lên 97 - 100% thở bình thường không cần hỗ trợ hô hấp. Kết luận: Chỉ số ngừng thở và giảm thở thay đổi, khác biệt hoàn toàn giữa trước mổ và sau mổ. Đặng Hoàng Thơm Vũ Ngọc Lâm Trần Thiết Sơn Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 10.54804/yhthvb.1.2024.289 Chất thay thế da và liệu pháp chữa liền vết thương dựa trên tế bào (Tổng quan) https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/283 Có rất nhiều loại vật liệu thay thế da phân nhóm theo đặc tính sinh học, nhưng tác dụng chính là cải thiện môi trường cho liền vết thương (LVT). Chúng không các tác dụng kháng khuẩn nhưng khi vết thương được che phủ kín thì nguy cơ nhiễm khuẩn giảm đi rất nhiều. Tác dụng chính của các vật liệu sinh học bao gồm: che phủ và bảo vệ vết thương; giảm đau; phục hồi được môi trường sinh học tốt nhất cho bề mặt vết thuơng, kích thích quá trình liền vết thương; cải thiện chất lượng sẹo da sau khi vết thương liền; góp phần giảm tỷ lệ tử vong và tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi khỏi bỏng. Nguyễn Ngọc Tuấn Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 53 62 10.54804/yhthvb.1.2024.283 Sử dụng vạt sau tai để Phẫu thuật che phủ khuyết hổng, tái tạo một phần vành tai (Những trường hợp lâm sàng) https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/307 Giới thiệu: Các khuyết hổng vành tai do chấn thương, nhiễm trùng, khối u… vẫn là một thách thức lớn trong việc tái tạo. Tùy theo vị trí, diện tích khuyết hổng mà chúng ta sử dụng hoặc kết hợp các loại vạt khác nhau để đạt được kết quả như mong muốn. Mục đích của báo cáo này là mô tả kinh nghiệm sử dụng vạt tại chỗ để che phủ khuyết hổng vành tai và tái tạo một phần vành tai tại Bệnh viện Trung ương Huế - Cơ sở 2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hình thái tổn thương, phương pháp điều trị che phủ khuyết hổng vành tai và tái tạo một phần vành tai tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2. Kết luận: Tổn thương khuyết hổng một phần vành tai ít gặp trên lâm sàng. Phẫu thuật che phủ khuyết hổng hoặc tái tạo một phần vành tai bằng vạt da sau tai cho kết quả tốt. Ngô Ngọc Tỉnh Nguyễn Đức Hạnh Nguyễn Thanh Xuân Lê Xuân Nhân Huỳnh Văn Quốc Huy Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng 2024-02-28 2024-02-28 1 63 67 10.54804/yhthvb.1.2024.307