Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb <p>Lịch sử phát tri&ecirc;̉n<br />Ngày 03 tháng 01 năm 1992, Tờ Th&ocirc;ng tin Bỏng ra s&ocirc;́ đ&acirc;̀u ti&ecirc;n<br />Ng&agrave;y 20 th&aacute;ng 3 năm 2001, Bộ Văn h&oacute;a &ndash; Th&ocirc;ng tin (nay l&agrave; Bộ Th&ocirc;ng tin v&agrave; Truyền th&ocirc;ng) ra Quyết định số 78/GP-BVHTT cấp giấy ph&eacute;p hoạt động b&aacute;o ch&iacute; cho Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng thuộc Viện Bỏng Quốc gia L&ecirc; Hữu Tr&aacute;c. Kể từ khi ra mắt bạn đọc số đầu ti&ecirc;n cho tới nay, Tạp ch&iacute; Y học thảm hoạ v&agrave; Bỏng đ&atilde; được cấp ph&eacute;p sửa đổi n&acirc;ng kỳ xuất bản l&ecirc;n 6 số/năm (Giấy ph&eacute;p hoạt động b&aacute;o ch&iacute; số 1311/GP-BTTTT, ng&agrave;y 23/7/2012;) v&agrave; c&aacute;c số Tạp ch&iacute; chuy&ecirc;n đề phục c&aacute;c Hội nghị Khoa học.</p> <p>Ngày 18 tháng 12 năm 2009, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng được Bộ khoa học và c&ocirc;ng ngh&ecirc;̣ qu&ocirc;́c gia c&acirc;́p mã s&ocirc;́ chu&acirc;̉n qu&ocirc;́c t&ecirc;́ p-ISSN 1859 - 3461 cho tạp ch&iacute; loại h&igrave;nh in.</p> <p>Ngày 09 tháng 12 năm 2021: Tạp ch&iacute; Y học Thảm hoạ v&agrave; Bỏng được cấp chỉ số DOI m&atilde; số 10.54804</p> <p>Ng&agrave;y 06 th&aacute;ng 7 năm 2023: Bộ Th&ocirc;ng tin &amp; Truyền th&ocirc;ng cấp lại giấy ph&eacute;p hoạt động Tạp ch&iacute; Y học thảm hoạ v&agrave; Bỏng (loại h&igrave;nh in) v&agrave; thực hiện th&ecirc;m loại h&igrave;nh tạp ch&iacute; điện tử.</p> <p>Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng loại h&igrave;nh điện tử được Cục Khoa học và C&ocirc;ng ngh&ecirc;̣ Qu&ocirc;́c gia c&acirc;́p mã s&ocirc;́ chu&acirc;̉n qu&ocirc;́c t&ecirc;́ e-ISSN 3030 - 4008.</p> <p>T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch hoạt động b&aacute;o ch&iacute;:&nbsp;<br />+ Giới thiệu c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu của c&aacute;c nh&agrave; khoa học trong lĩnh vực y học thảm họa v&agrave; bỏng, liền vết thương, phẫu thuật tạo h&igrave;nh, v&agrave; c&aacute;c chuy&ecirc;n ng&agrave;nh y học kh&aacute;c.<br />+ Th&ocirc;ng tin c&aacute;c vấn đề c&oacute; li&ecirc;n quan về chuy&ecirc;n m&ocirc;n ở trong nước v&agrave; quốc tế.<br />+ Cung cấp tư liệu cho c&aacute;n bộ y tế tr&ecirc;n to&agrave;n quốc v&agrave; bạn đọc quan t&acirc;m<br />+ Đối tượng phục vụ: C&aacute;c nh&agrave; khoa học, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu, c&aacute;n bộ quản l&yacute;, giảng vi&ecirc;n, vi&ecirc;n chức, nghi&ecirc;n cứu sinh, học vi&ecirc;n cao học, sinh vi&ecirc;n v&agrave; bạn đọc quan t&acirc;m. <br />+ Ph&aacute;t h&agrave;nh tr&ecirc;n phạm vi to&agrave;n quốc</p> <p>Trong thời gian hoạt động, Tạp ch&iacute; Y học Thảm họa v&agrave; Bỏng đ&atilde; thực hiện đ&uacute;ng t&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch, chất lượng ng&agrave;y c&agrave;ng n&acirc;ng cao cả về nội dung v&agrave; h&igrave;nh thức g&oacute;p phần đẩy mạnh c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng, điều trị v&agrave; nghi&ecirc;n cứu khoa học về bỏng cho cộng đồng v&agrave; c&aacute;n bộ y tế trong to&agrave;n quốc, đặc biệt g&oacute;p phần kh&ocirc;ng nhỏ trong c&ocirc;ng t&aacute;c ph&ograve;ng v&agrave; chống thảm họa thi&ecirc;n nhi&ecirc;n tại Việt Nam.&nbsp;</p> <p>Nhằm đáp ứng nhu c&acirc;̀u phát tri&ecirc;̉n ngày càng phát tri&ecirc;̉n của khoa học, Tạp ch&iacute; đã x&acirc;y dựng ra website Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng phi&ecirc;n bản online phục vụ c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu v&agrave; độc giả thuận tiện hơn.</p> <p>Độc giả c&oacute; nhu cầu tham khảo chi tiết th&ocirc;ng tin b&agrave;i nghi&ecirc;n cứu khoa học hoặc gửi b&agrave;i đăng xin vui lòng li&ecirc;n h&ecirc;̣ với tòa soạn Tạp chí<br />Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng.<br />Tầng 3 to&agrave; nh&agrave; Đ2 - Bệnh vi&ecirc;̣n Bỏng Qu&ocirc;́c gia L&ecirc; Hữu Tr&aacute;c<br />S&ocirc;́ 263 Phùng Hưng - Phúc La - Hà Đ&ocirc;ng - Hà N&ocirc;̣i<br />ĐT: 069 566626 * fax: 84.0243 6883180<br />Email: tcbongvn@yahoo.com; thư k&yacute; to&agrave; soạn: Trần Xu&acirc;n Việt - 0989536261</p> vi-VN Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Đặc điểm nồng độ TNF-α và Interleukin-6 huyết tương tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bỏng nặng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/339 Mục tiêu: Xác định đặc điểm của nồng độ TNF-α và interleukin-6 (IL-6) huyết tương ở bệnh nhân bỏng nặng tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn (SNK). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuản ở 54 đợt sốc nhiễm khuẩn trên 37 bệnh nhân bỏng nặng (16 - 60 tuổi), điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2023 đến 06/2024. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, điểm SOFA là 5 điểm, điểm APACHE II là 20,82 điểm, số tạng suy là 1,51 tạng; TNF-α và IL-6 huyết tương tăng cao (lần lượt là TNF-α: 20,54pg/mL (12,76 - 40,44pg/mL); IL-6: 645,45pg/mL (244,81 - 1011,28pg/mL)). TNF-α tăng mỗi 10pg/mL thì điểm SOFA có nguy cơ tăng thêm lên 0,2 lần, MAP và ScvO2 giảm thêm lần lượt 0,3 và 1,4 lần (p < 0,05); IL-6 tăng mỗi 10pg/mL thì MAP, ScvO2 có nguy cơ giảm thêm lần lượt 0,04 lần và 0,2 lần (p < 0,01); IL-6 tăng mỗi 10 pg/mL thì lactat máu động mạch có nguy cơ tăng 0,01 lần (p < 0,01). So với các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có cấy máu âm tính, các bệnh nhân SNK cấy máu dương tính có nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương ở thời điểm chẩn đoán SNK cao hơn đáng kể (p < 0,05). Nồng độ IL-6 huyết tương ở thời điểm chẩn đoán SNK có giá trị tiên lượng cấy máu dương tính ở mức khá. Khi kiểm định Hosmer - Lemeshow cho thấy phương trình hồi quy phù hợp với cấy máu dương tính (p > 0,05). Kết luận: Nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương tăng cao ở bệnh nhân bỏng nặng tại thời điểm chẩn đoán SNK. Giá trị tiên lượng cấy máu dương tính trên bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng SNK của nồng độ IL-6 huyết tương ở mức khá. Ngô Tuấn Hưng, Nguyễn Như Lâm, Nguyễn Hải An, Trần Đình Hùng, Đỗ Minh Trung, Nguyễn Văn Đông, Lại Thị Nga, Nguyễn Thị Mai Hương Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/339 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Bước đầu đánh giá giá trị tiên lượng của IL-6 và sST2 với biến chứng ở bệnh nhân bỏng hô hấp https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/343 Mục tiêu: Bước đầu đánh giá nồng độ và giá trị tiên lượng của IL-6 và sST2 trong máu, dịch phế quản đối với các biến chứng nhiễm khuẩn và kết quả điều trị ở bệnh nhân bỏng hô hấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 20 bệnh nhân bỏng lứa tuổi trưởng thành có tổn thương bỏng đường hô hấp kết hợp, nhập viện trong 48 giờ từ khi bị bỏng. Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 08/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Các bệnh nhân nghiên cứu có đặc điểm độ tuổi trung vị là 37 tuổi, trong đó nam giới chiếm đa số là 80%, diện tích bỏng rộng trung vị 74,5% và bỏng sâu 41,5%. Mức độ bỏng hô hấp chủ yếu độ 1 (40%), độ 2 (50%) chỉ có 2 bệnh nhân bỏng hô hấp độ 3 (10%). Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nghiên cứu là 65%. Biến chứng viêm phổi là 75% và ở nồng độ IL-6 dịch phế quản ngày thứ 7 là 212,47pg/ml có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ viêm phổi (p < 0,05). Biến chứng nhiễm khuẩn huyết là 25% thấy rằng IL-6 huyết thanh ngày thứ 7 nồng độ 316,03 pg/ml, IL-6 dịch phế quản khi nhập viện nồng độ 133,32 pg/ml và sST2 dịch phế quản khi nhập viện nồng độ 1,06ng/ml có giá trị tiên lượng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết (p < 0,05). Nồng độ IL-6 huyết thanh trong cả 2 lần là 138,29 pg/ml và 313,47 pg/ml đều có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ tử vong (p < 0,05). Kết luận: Các xét nghiệm định lượng nồng độ IL-6 và sST2 có giá trị trong tiên lượng nguy cơ biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng hô hấp tại thời điểm đầu nhập viện và ngày thứ 7 sau bỏng. Nguyễn Thái Ngọc Minh, Trần Đình Hùng, Nguyễn Như Lâm, Lê Quang Thảo Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/343 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá mô hình vết loét da mạn tính trên chuột cống trắng bằng Doxorubicin https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/342 Mục tiêu: Đánh giá quá trình gây mô hình và đặc điểm của vết thương da mạn tính trên chuột cống trắng bằng cách tiêm Doxorubicin trong da với liều khác nhau để tối ưu hóa mô hình trước khi đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp: Chuột cống trắng trọng lượng 170 - 250 gram được tiêm trong da 2 bên lưng Doxorubicin nồng độ 2mg/ml với các liều 0,2mg, 0,5mg và 1mg tại 3 vị trí khác nhau bụng dưới, sau vai và sau tai. Sau khi vết loét da đạt tối đa, tạo vết thương cắt da hình tròn đường kính 10mm. Kết quả: 100% đạt hiệu quả hình thành loét da. Ở các liều tiêm 0,2mg, 0,5mg và 1mg thời gian xuất hiện tổn thương lần lượt là 3,89 ± 0,74 ngày, 3,44 ± 0,50 ngày và 3,29 ± 0,70 ngày; thời gian tổn thương đạt mức tối đa lần lượt là 7,00 ± 0,82 ngày, 11,50 ± 1,12 ngày và 15,50 ± 0,96 ngày. Thời gian liền vết thương sau tạo vết loét lần lượt là 12,5 ± 2,18 ngày, 23,25 ± 2,33 ngày và 58,00 ± 7,65 ngày. Ở liều tiêm 0,5mg và 1mg tổn thương có hình ảnh viêm mạn tính đặc trưng trên xét nghiệm mô bệnh học. Kết luận: Gây mô hình vết loét da mạn tính trên chuột cống trắng bằng cách tiêm trong da Doxorubicin (2mg/ml) nên lựa chọn liều lượng tiêm: 0,5 - 1mg (0,25ml - 0,5ml)/vị trí tiêm, tại 1 vị trí sau chân trước. Ngô Minh Đức, Chu Anh Tuấn, Đỗ Xuân Hai, Lê Ánh Nguyệt, Phạm Thị Huế, Trương Minh Tuấn Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/342 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm nhóm máu hệ ABO với kết quả điều trị ở bệnh nhân bỏng người lớn https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/308 Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhóm máu hệ ABO đối với kết quả điều trị bệnh nhân bỏng người lớn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 664 bệnh nhân bỏng người lớn có diện tích bỏng từ 20% diện tích cơ thể trở lên, vào Bệnh viện Bỏng Bỏng Quốc gia lê Hữu Trác điều trị từ tháng 01/2021 - 6/2023. Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu là 42,2 tuổi. Tác nhân bỏng chủ yếu là nhiệt khô chiếm 67,2%. Diện tích bỏng chung trung bình là 42,5%, diện tích bỏng sâu trung bình là 15,9%. Ngày nằm viện khỏi trung bình là 34,07 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong ở từng nhóm máu khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhóm máu B là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân (BN) bỏng người lớn (OR= 1,598; p = 0,04, 95%CI từ 1,022 đến 2,500). Kết luận: Người lớn nhóm máu B có nguy cơ tử vong cao hơn khi bị bỏng nặng so với các nhóm máu khác. Hoàng Văn Tú, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Thị Vân Anh, Lưu Thị Tình, Đỗ Quang Hiếu Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/308 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” điều trị tổn thương di chứng bỏng vùng cổ bàn tay https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/331 Đặt vấn đề: Các vạt từ xa như vạt ngẫu nhiên ở vùng bụng, vạt kiểu Ý, vạt bẹn… vẫn là phương pháp kinh điển và hiệu quả trong tạo hình vùng cổ bàn tay. Tuy vậy, vẫn còn một số nhược điểm cố hữu khi sử dụng dạng vạt này như: Vạt khá dày do lớp mỡ vùng bụng dày, thời gian cắt cuống dài (3 tuần). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” để che phủ tổn thương vùng cổ bàn tay. Tiến hành phẫu thuật hai lần nhằm tạo vạt da cuống liền dựa trên nhánh xuyên của động mạch thượng vị dưới sâu, kẹp cuống vạt sớm nhằm rút ngắn thời gian cắt cuống vạt. Kết quả: Các vạt da cuống liền được thiết kế dựa trên nhánh xuyên của động mạch thượng vị dưới sâu, kích thước vạt da từ (10 x 7)cm tới (20 x 15)cm. Độ dày vạt da trước hút mỡ trung bình 35,6 ± 4,27cm, sau hút mỡ trung bình 10,9 ± 1,66cm, Thời gian giữa 2 lần phẫu thuật trung bình là 15,17 ± 4,71 ngày. Kết quả theo dõi ở thời điểm 3 tháng sau mổ: Tốt: 9/11 (81,82%), trung bình: 2/11 (18,18%). Kết quả theo dõi sau 6 tháng: Tốt: 9/10 (90%), trung bình: 1/10 (10%). Kết luận: Vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” với các cải tiến kỹ thuật phù hợp là một chất liệu tạo hình hữu dụng trong tạo hình tổn thương lộ gân xương vùng cổ bàn tay. Đỗ Trung Quyết, Tống Thanh Hải, Vũ Quang Vinh, Nguyễn Thị Khánh Linh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/331 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh nhân loét tỳ đè tái phát tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/356 Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm của bệnh nhân loét tỳ đè tái phát. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu bệnh án, kết hợp với phỏng vấn qua điện thoại đã được thực hiện trên 108 bệnh nhân, đều trên 18 tuổi, bị loét tỳ đè tái phát vào điều trị tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Bệnh nhân loét tỳ đè tái phát gặp chủ yếu ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ là 5,75. Độ tuổi trung bình là 48,1 ± 15,37 tuổi. Trong đó gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 41 - 60 tuổi (42,6%). 81,48% số bệnh nhân bị liệt, 14,81% số bệnh nhân bại yếu. 100% bệnh nhân có bệnh lý kết hợp trong đó gặp với tỷ lệ cao nhất là bệnh nhân có chấn thương cột sống/ tủy sống (63,89%). Bệnh nhân hầu hết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ (chiếm 88,89% và 87,03). Vết loét tái phát gặp nhiều ở ụ ngồi (45,07%) và cùng cụt (41%). 66,67% số bệnh nhân không được áp dụng các biện pháp trị liệu phối hợp (hút áp lực âm, ô xy cao áp) trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trước đó. 31,48% số bệnh nhân không được tập phục hồi chức năng và 43,53% bệnh nhân được người nhà không có chuyên môn hỗ trợ tập phục hồi chức năng ở nhà. 87,97% số bệnh nhân được thay đổi tư thế không đúng cách. Kết luận: Bệnh nhân loét tỳ đè tái phát có đặc điểm phong phú. Bệnh nhân Nam giới, bị liệt do chấn thương cột sống, tuỷ sống, đại tiểu tiện không tự chủ, loét vùng ụ ngồi, không được áp dụng các trị liệu phối hợp điều trị vết thương, bệnh nhân không được tập phục hồi chức năng và thay đổi tư thế đúng cách có tỷ lệ loét tỳ đè tái phát cao. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Thị Dung, Phạm Thị Hải Yến, Phạm Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Thái Linh Copyright (c) 2024 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/356 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/333 Mục tiêu Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 115 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024. Kết quả: Trong tổng số 115 người bệnh, tuổi trung bình là 58,0 ± 13,3 tuổi. Phân loại kiến thức: Tốt chiếm 37,4%, trung bình chiếm 27,8%, kém chiếm 34,8%. Phân loại thái độ: Tích cực chiếm 39,1%, tiêu cực 60,9%. Phân loại thực hành: Tốt chiếm 44,3%, trung bình chiếm 24,3%, kém chiếm 31,4%. Nhóm < 50 tuổi có điểm kiến thức và thực hành trung bình cao hơn nhóm ≥ 50 tuổi (p < 0,05). Nhóm sống ở thành thị và nhóm Trung cấp/Đại học/Sau đại học (TC/ĐH/SĐH) có điểm kiến thức cao hơn nhóm sống ở nông thôn và cấp 3 trở xuống (p < 0,05). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức và thực hành (r = 0,759; p = 0,002). Kết luận: Người bệnh đái tháo đường có kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân còn hạn chế. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh để thấy được tầm quan trọng và mối nguy hiểm của loét bàn chân, hạn chế tối đa việc phải cắt cụt chi, giảm tỷ lệ tử vong. Lê Thanh Hà, Ngô Thị Phượng, Phạm Thanh Huyền, Trần Thị Thu Hương Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/333 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nhận xét một số đặc điểm sẹo lồi tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/329 Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các bệnh nhân sẹo lồi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 60 bệnh án của bệnh nhân được được chẩn đoán và điều trị sẹo lồi tại Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác trong thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2024 về các yếu tố liên quan đặc điểm dịch tễ học, hình thái sẹo lồi và các phương pháp đã được điều trị. Kết quả: Trong tổng số 60 bệnh nhân, nữ chiếm tỷ lệ ( 61,7%), nam (38,3%) độ tuổi thường gặp từ 14 - 30 tuổi (63,3%), nguyên nhân tiên phát gây sẹo chủ yếu từ mụn trứng cá (41,7%). Bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo chiếm 6,7%. Tỷ lệ có người cùng huyết thống bị sẹo lồi là 8,3%. Vị trí sẹo xuất hiện chủ yếu ở vùng ngực (43,3%), lưng vai (28,3%). Số lượng bệnh nhân có từ 2 sẹo lồi trở lên và các sẹo lồi diện rộng chiếm tỷ lệ cao (63,3%) kèm tình trạng viêm loét trên nền sẹo (13,3%). Phương pháp đã được điều trị sẹo lồi chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ, tiêm, laser, áp ni - tơ lạnh, phẫu thuật. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hình thành và phát triển sẹo lồi bị tác động bởi nhiều yếu tố toàn thân và tại chỗ. Nghiên cứu trên cỡ mẫu còn hạn chế nên cần thêm những nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để đưa ra được đặc điểm sẹo lồi tại Việt Nam, từ đó đề xuất có các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp. Phan Thị Thục Trang, Trần Vân Anh, Nguyễn Đoàn Tiến Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Thái Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/329 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ làm lành vết thương bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/344 Đặt vấn đề: Plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất, gồm có plasma nhiệt và plasma lạnh. Plasma lạnh được tạo ra bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes năm 1879. Plasma được ứng dụng trong y học từ rất lâu: Xử lý bề mặt các vật liệu cấy ghép, tiệt trùng dụng cụ y tế [12], điều trị vết thương [18]. Ứng dụng Plasma lạnh trong điều trị có hiệu quả diệt khuẩn, diệt các loại vi khuẩn rất nhanh chóng, diệt các loại nấm và ức chế sự phát triển của virus. Chính vì điều đó trong thời gian qua chúng tôi đã nghiên cứu chiếu tia Plasma lạnh điều trị hổ trợ cho vết thương bỏng đã đem lại một số kết quả khả quan được báo cáo đề tài tại Bộ Y tế thông qua, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘Ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong điều trị hổ trợ làm lành vết thương bỏng”. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị bỏng bằng chiếu tia plasma lạnh. Đối tượng, phương pháp: 30 bệnh nhân bị bỏng được điều trị chiếu tia plasma lạnh tại Khoa Bỏng - Phẫu thuật Tạo hình Di chứng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Huế) từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2024. Kết quả: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bỏng được điều trị hổ trợ bằng tia Plasma lạnh tai Bệnh viện Trung ương Huế: - Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, nam/nữ: 56,67%/43,33%, - Nguyên nhân hay gặp do bỏng nhiệt ướt và nhiêt khô chiếm đa phần 93,4%, - Bệnh nhân vào viện sớm trước 6 giờ chiếm 96,7%. - Vị trí hay gặp nhất là ở chi trên gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 70% (21/30). - Vết thương bỏng của bệnh nhân đa phần khi đưa vào nghiên cứu là vết thương phù nề, sung huyết, bỏng nước chiếm tỷ lệ 73,33%. - Các bệnh nhân trong diện nghiên cứu thì diện tích bỏng trung bình là 7,7 ± 4,1%, nhỏ nhất là 1% và lớn nhất là 20%. Vết thương bỏng trước 4 tuần là biểu mô hóa hoàn toàn chiếm 76,67%, có 6 trường hợp mô hạt đỏ được phẫu thuật ghép da chiếm 20%. - Không có biến chứng xảy ra khi điều trị chiếu plasma lạnh. - Ngày điều trị trung bình là 15,4 ± 5,7 ngày. - Có mối tương quan giữa số ngày biểu mô (lành) vết thương và số ngày điều trị Kết luận: Chiếu tia Plasma lạnh thúc đẩy quá trình liền vết thương bỏng. Hồ Mẫn Trường Phú, Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn Dương Minh Tuấn, Nguyễn Phù Đông Phương Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/344 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 So sánh chất lượng hồi tỉnh sau gây mê bằng Propofol và Sevoflurane cho phẩu thuật thẩm mĩ https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/353 Mục tiêu: So sánh chất lượng hồi tỉnh giữa hai nhóm bệnh nhân (BN) được gây mê bằng Propofol hoặc Sevoflurane cho phẫu thuật thẩm mĩ. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, phân nhóm ngẫu nhiên có so sánh trên 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm P (n = 30) được gây mê bằng Propofol và nhóm S (n = 30) được gây mê bằng Sevoflurane. Đánh giá các mốc thời gian giai đoạn hồi tỉnh, các tác dụng không mong muốn sau mổ, so sánh chất lượng hồi tỉnh bằng thang điểm QoR-40. Kết quả: Thời gian tỉnh trở lại, thời gian tỉnh hoàn toàn, thời gian rút nội khí quản hoặc mask thanh quản, tỷ lệ nôn, buồn nôn ở các bệnh nhân nhóm P thấp hơn so với nhóm S (p < 0,05); điểm chất lượng hồi tỉnh theo QoR-40 nhóm P cao hơn nhóm S có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Chất lượng hồi tỉnh sau gây mê bằng Propofol cho phẫu thuật thẩm mĩ tốt hơn so với gây mê bằng Sevoflurane. Võ Văn Hiển, Vũ Quang Vinh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/353 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Đánh giá sự hài lòng của người bệnh ra viện đối với chăm sóc của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2022 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/357 Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng người bệnh ra viện đối với chăm sóc của điều dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành trên 373 người bệnh/ thân nhân làm thủ tục ra viện từ tháng 08/2022 đến tháng 01/2023 tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: Điểm hài lòng trung bình 4,3/5 điểm, cao nhất là tiêu chí thông báo, hướng dẫn của điều dưỡng với 4,32/5 điểm trong đó tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng chiếm 86,5%, tỷ lệ rất không hài lòng và không hài lòng chỉ chiếm 4,8%, bình thường chiếm 8,6%, tiếp theo là quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của điều dưỡng với người bệnh (4,31/5 điểm) trong đó tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng chiếm 86,3%, bình thường chiếm 8%, không hài lòng và rất không hài lòng chỉ chiếm 5,6% và thấp nhất là giao tiếp thân thiện của điều dưỡng với 4,29/5 điểm trong đó tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng chiếm 86,4%, tỷ lệ rất không hài lòng và không hài lòng chỉ chiếm 5,9%. Có 72,6% người bệnh chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ hài lòng toàn diện về điều dưỡng, trong mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ hài lòng chung về bệnh viện chỉ có yếu tố nghề nghiệp có mối liên quan chặt chẽ với mức độ hài lòng chung về diều dưỡng với p = 0,034, còn các yếu tố còn lại chưa tìm thấy mối liên quan. Kết luận: Người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác tín nhiệm cao với chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện. Tuy nhiên, cần tiếp tục đổi mới thái độ và phong cách phục vụ, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp ứng xử cho toàn thể cán bộ, nhân viên, kể cả nhân viên vệ sinh, căng tin. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Liên Copyright (c) 2024 https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/357 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Tổng quan bệnh viện an toàn trong thảm hoạ https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/355 Thảm hoạ gây ra tổn thật lớn về người và cơ sở vật chất trong đó có các cơ sở y tế. WHO đã xây dựng Bộ công cụ đánh giá an toàn Bệnh viện vào năm 2008 và sửa đổi cập nhật vào năm 2015. Bộ Y tế đã tổ chức xây dựng và ban hành bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong thảm hoạ vào năm 2013. Các báo cáo đánh giá bệnh viện an toàn trong thảm hoạ chỉ ra các tồn tại cần khắc phục tại từng thời điểm, và phụ thuộc nhiều yếu tố tại các nước khác nhau. Vì vậy, các quốc gia cần xây dựng bộ công cụ đánh giá cho các bệnh viện của mình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, quy định hiện hành. Việc đánh giá phải được tiến hành định kì, khách quan nhằm đưa ra được các kiến nghị, giải pháp phù hợp. Nguyễn Như Lâm, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Quốc Chiểu, Ngô Minh Đức Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/355 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên bệnh nhân bỏng nặng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/347 Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh lý liên quan với sự phát triển của cục máu đông trong tĩnh mạch sâu, thường xảy ra ở chi dưới. Cơ chế hình thành HKTMS là do sự phối hợp của 3 yếu tố (gọi là tam giác Virchow): Ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, rối loạn quá trình đông máu gây tăng đông, và tổn thương thành mạch. Cả 3 rối loạn này thường xuất hiện trên bệnh nhân bỏng nặng. Tăng đông do rối loạn các yếu tố đông máu. Ứ trệ tuần hoàn do bất động kéo dài. Tổn thương tế bào nội mạc mạch máu do đáp ứng viêm hệ thống và thủ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm [2, 4]. Chúng tôi thông báo trường hợp bỏng lửa diện tích 51 % diện tích cơ thể, biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ngày thứ 52. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Hải An, Hồ Thị Vân Anh Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/347 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000 Hướng dẫn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ 2023 về điều trị nhiễm vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/351 Mục tiêu: Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) cập nhật hướng dẫn mới nhất về điều trị các bệnh nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Hướng dẫn tập trung vào các bệnh nhiễm khuẩn do Enterobacterales sinh β-lactamase phổ rộng (ESBL-E), Enterobacterales sinh β-lactamase AmpC (AmpC-E), Enterobacterales kháng carbapenem (CRE), Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc khó trị (DTR-P. aeruginosa), Acinetobacter baumannii (CRAB) kháng carbapenem và Stenotrophomonas maltophilia. Tài liệu này thay thế các phiên bản hướng dẫn cập nhật trước của IDSA. Phương pháp: Một nhóm gồm sáu chuyên gia về bệnh truyền nhiễm có chuyên môn trong việc quản lý các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh đã đưa ra các câu hỏi về việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do ESBL-E, AmpC - E, CRE, DTR- P. aeruginosa, CRAB và S. maltophilia. Do có sự khác biệt về dịch tễ học về tình trạng kháng thuốc và sự sẵn có của các loại thuốc kháng sinh cụ thể trên phạm vi quốc tế, các khuyến nghị điều trị đều hướng tới các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc kháng sinh ở Hoa Kỳ. Kết quả: Hướng dẫn khuyến cáo về điều trị ưu tiên và thay thế khi đã xác định được vi khuẩn đa kháng và có kết quả kháng sinh đồ. Các khuyến cáo về lựa chọn kháng sinh dựa trên giả định là vi khuẩn còn nhạy với kháng sinh được khuyến cáo. Các phương pháp điều trị theo kinh nghiệm, chuyển sang liệu pháp uống, thời gian điều trị và các cân nhắc về quản lý khác cũng được thảo luận ngắn gọn. Hướng dẫn được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, mặc dù liều lượng kháng sinh được đề xuất chỉ được cung cấp cho người lớn. Kết luận: Lĩnh vực kháng thuốc kháng sinh có tính biến động cao. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm để điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022 và sẽ được cập nhật định kỳ. Nếu hai loại kháng sinh có hiệu quả như nhau, nên cân nhắc độ quan trọng trong việc lựa chọn sử dụng một loại thuốc cụ thể bao gồm độ an toàn, chi phí, sự tiện lợi và sự sẵn có của danh mục thuốc tại địa phương. Lược dịch: Nguyễn Thị Thu Hằng, Lược dịch: Chu Anh Tuấn Copyright (c) 2024 Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng https://jbdmp.vn/index.php/yhthvb/article/view/351 Wed, 28 Aug 2024 00:00:00 +0000