Ứng dụng thành công liệu pháp hút áp lực âm điều trị tổn thương bỏng sâu lộ gân, xương ngón tay ở trẻ em do dòng điện hạ thế

Nguyễn Thị Hương1,, Lê Đức Mẫn1, Hồ Thị Vân Anh1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bàn, ngón tay có vai trò quan trọng về chức năng và thẩm mĩ. Tổn thương bỏng sâu ở vùng này thường lộ gân, xương và khớp. Vết thương lộ gân, xương cần được che phủ sớm để tránh hoại tử tiến triển. Vạt da dày toàn lớp là lựa chọn lý tưởng điều trị bỏng sâu vùng bàn ngón tay, nhưng khó ứng dụng cho mọi trường hợp.
Liệu pháp hút áp lực âm (VAC - Vacuum Assisted closure) đã được ứng dụng có hiệu quả trong điều trị các tổn thương lộ gân, xương  góp phần che phủ các thành phần dưới da tránh tổn thương thứ phát và chuẩn bị nền vết thương cho phẫu thuật tiếp theo. Tuy nhiên, các tổn thương lộ gân xương vùng ngón bàn tay không dễ dàng đặt hút áp lực âm như một số vị trí khác trên cơ thể do đặc điểm giải phẫu vùng ngón tay, đặc biệt là ngón tay trẻ em với kích thước nhỏ.
Do đó, kỹ thuật này chưa được sử dụng rông rãi trong điều trị các vùng bỏng sâu ở bàn, ngón tay trẻ em. Ở bài báo này, chúng tôi giới thiệu một trong những ca bệnh thành công khi ứng dụng liệu pháp VAC.
Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân Phạm Việt A., nam, 3 tuổi vào Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác ngày 28/08/2020 với chẩn đoán 20cm2 bỏng độ V ngón 2, 3, 4, 5 bàn tay phải do dòng điện hạ thế. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt hoại tử, sau đó tiến hành hút áp lực âm đến khi tổ chức hạt hình thành che phủ gân xương lộ, tiến hành ghép da mảnh trung bình. Da ghép bám sống tốt.
Kết luận: Liệu pháp hút áp lực âm có thể triển khai áp dụng có hiệu quả đối với các tổn thương bỏng sâu lộ gân, xương vùng bàn, ngón tay trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Xuân Thảo (2009), "Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế", Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
2. Amouzou K.S. Treatment of an acute deep hand burn in a low-income country with no available microsurgery: a case report. 2016; 29(3): 228-230
3. Eyvaz K, Kement M, et al. Clinical evaluation of negative-pressure wound therapy in the management of electrical burns. 2018;24(5): 456-461
4. Ren Y, Chang P, Sheridan RL. Negative wound pressure therapy is safe and useful in pediatric burn patients. 2017; 7(2): 12-16
5. Sahin I, Eski M, Isik.S. The role of negative pressure wound therapy in the treatment of fourth-degree burns. Trends and new horizons. 2012; 25(2): 92-97
6. Rehim SA, Chung KC. Local Flaps of The Hand. 2014; 30(2): 137-151
7. Baharestani M, Amjad I, et al. V.A.C. Therapy in the management of pediatric wounds: Clinical review and experience. 2009; 6 (1): 1-26
8. Pedrazzi NE, Naiken S, Scala GL. Negative Pressure Wound Therapy in Pediatric Burn Patients. 2021; 10 (5): 270-280
9. Sorkin M, Cholok D, Levi B. Scar Management of the Burned Hand. 2017; 33(2) :305-315
10. Moore ML, Dewey WS, Richard RL. Rehabilitation of the burned hand. 2009; 25 (4): 529-541