Hướng dẫn của hội bỏng châu Á - Thái Bình Dương về Tổ chức ngân hàng da trong ứng dụng điều trị

Lược dịch: Vũ Tuấn Anh1,, Lược dịch: Ngô Ngọc Hà1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các thuật ngữ sử dụng trong bài báo này được định nghĩa như sau:
a. Da đồng loại: Mô da người được hiến tặng từ người hiến mô đang sống hoặc đã chết nhằm mục đích ghép vào một người khác.
b. Ngân hàng Da được coi là hoạt động khi nó thực hiện đầy đủ được các quy định trong mục 1.1c đối với da đồng loại được định nghĩa ở mục 1.1a.
c. Trong ngữ cảnh này, Ngân hàng Da là các hoạt động bao gồm nhưng không giới hạn trong việc tuyển chọn người hiến mô, sàng lọc và thử nghiệm, thu nhận, xử lý, dán nhãn, bảo quản và phân phối da đồng loại cho việc điều trị vết thương. Nếu Ngân hàng Da kí hợp đồng với một đơn vị nào khác cho các dịch vụ có liên quan đến những quy trình trên hoặc bất kỳ một phương diện nào khác của ngân hàng da, trách nhiệm của đơn vị đó là phải tuân theo hướng dẫn này và trách nhiệm của họ phải được lập thành văn bản rõ ràng.
d. Một người hiến mô da là người cho đang sống hoặc đã chết, là nguồn gốc của da đồng loại được điều chỉnh bởi các hướng dẫn này trừ khi có quy định khác.
e. Người nhận là một cá nhân nhận da đồng loại với mục đích điều trị vết thương.
f. Chứng nhận chất lượng là quá trình thiết lập sự tin tưởng rằng thiết bị, thuốc thử và các hệ thống phụ trợ có khả năng hoạt động nhất quán trong các giới hạn và dung sai đã được thiết lập. Chứng nhận hiệu suất quy trình nhằm tạo ra sự tin tưởng rằng quy trình này đạt hiệu quả và có thể lặp lại.
g. Thu hồi là việc lấy mô từ người hiến mô nhằm sử dụng cho việc cấy ghép trên người, điều trị, nghiên cứu và giáo dục.
h. Thẩm định là quá trình thiết lập các bằng chứng bằng văn bản cung cấp mức độ tin cậy cao rằng một quy trình cụ thể sẽ tạo ra một cách nhất quán kết quả đã được định trước.
i. Xác minh là việc xác nhận bằng cách kiểm tra và cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu cụ thể đã được đáp ứng.

Chi tiết bài viết