Tình hình thu dung và điều trị bệnh nhân bỏng nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2019

Đoàn Chí Thanh1,
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 3007 hồ sơ bệnh án bệnh nhân bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, thời gian vào viện từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019.
Kết quả: Số người bệnh được đưa vào bệnh viện sau bỏng chủ yếu sau 72 giờ và 2 - 6 giờ chiếm 32,36% và 31,89%. Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu nước sôi, lửa (20,68%, 9,38%). 3,59% bệnh nhân bị bỏng do 2, 3 tác nhân phối hợp, bỏng do kết hợp giữa điện và tia lửa điện là nhiều nhất với 56 trường hợp (1,86%). Tỷ lệ Nam/Nữ = 2,20/1 (68,74%/31,26%). Bệnh nhân đến từ nông thôn nhiều hơn thành thị (64,32% và 35,68%), bệnh nhân có BHYT là chủ yếu (85,93%). Bệnh nhân đến từ Hà Nội chiếm số lượng lớn so với các địa phương khác (29,89%). Trong tháng 7, số bệnh nhân vào viện cao nhất (10,70%), thấp nhất vào tháng 3 với 222 bệnh nhân. Bệnh nhân có diện tích bỏng bỏng chung và bỏng sâu < 10% DTCT là chủ yếu, lần lượt là 54,60% và 36,22%. Chi trên, chi dưới là vị trí bỏng hay gặp với 21,26% và 21,31%. Có 13,17% bệnh nhân bỏng có bệnh lý, tổn thương kết hợp, bệnh nhân bị bỏng hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất với 68 trường hợp (2,26%).
Số lượng lớn bệnh nhân nhập viện điều trị không phải can thiệp phẫu thuật (58,13%). 71 trường hợp phải cắt cụt chi thể, chiếm 2,36%. Nguyên nhân bỏng chủ yếu phải cắt cụt chi thể là do điện cao thế (78,87%). Bệnh nhân khỏi ra viện là 96,34%, số bệnh nhân tử vong là 67 trường hợp (2,23%). Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện > 15 ngày chiếm 50,78%, ngày nằm điều trị trung bình là 12.56 ± 18.85. Số bệnh nhân chuyển viện là 06 bệnh nhân.
Kết luận: Trẻ em < 6 tuổi và người trong độ tuổi lao động là nhóm đối tượng có nguy cơ, tỉ lệ bị bỏng cao. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết các biện pháp phòng tránh tai nạn bỏng và sơ cứu ban đầu sau khi bị bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rybarczyk M. M., Schafer J. M., Elm C. M.. et al (2017) A systematic review of burn injuries in low-and middle-income countries: Epidemiology in the WHO-defined African Region. African journal of emergency medicine.7(1): 30-37.
2. Mashreky S. R., Rahman A., Chowdhury S.. et al (2008) Burn injury: economic and social impact on a family. Public Health.122(12): 1418-1424.
3. Ahachi C., Fadeyibi I., Chira M.. et al (2017) The socio-economic impact of burns in Lagos, Nigeria: a one-year prospective study. Annals of Burns and Fire Disasters.30(3): 205.
4. Kattan A. E., AlShomer F., Alhujayri A. K.. et al (2016) Current knowledge of burn injury first aid practices and applied traditional remedies: a nationwide survey. Burns & trauma.4(1): 37.
5. Wood F. M., Phillips M., Jovic T.. et al (2016) Water first aid is beneficial in humans post-burn: evidence from a bi-national cohort study. PloS one.11(1): e0147259.
6. Haberal M. (2006) Guidelines for dealing with disasters involving large numbers of extensive burns. Burns.32(8): 933-939.
7. Cheng W., Wang S., Shen C.. et al (2017) Epidemiology of Hospitalized Burns Patients in China: A Systematic Review. Burns Open.
8. Nguyễn Thống, Đặng Tất Thắng (2015), “Đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ em tại khoa bỏng bệnh viện Saint Paul Hà Nội trong 5 năm từ 2010 - 2014”. Y học thảm họa và Bỏng, 2/2015: 30-35.
9. Trần Đoàn Đạo (2015), “Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại bệnh viện Chợ Rấy trong 3 năm 2012 - 2014”. Y học thảm họa và Bỏng.2/2015: 25-29.
10. Đặng Hoàng Nga (2002), “Nghiên cứu tình hình thu dung và điều trị bỏng ở tuyến bệnh viện tỉnh thuộc 4 tỉnh miền núi vùng Đông Bắc trong 4 năm 1998 - 2001”. Luận văn Thạc sĩ.
11. Đặng Hoàng Nga, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Tình hình thu dung và điều trị bỏng tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”. Y học thảm họa và Bỏng 2/2015: 54-60.
12. Ngô Minh Đức (2019), "Nghiên cứu một số đặc điểm thu dung, cấp cứu, điều trị quân nhân bị bỏng tại Viện bỏng quốc gia trong 10 năm (2008 - 2017)". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện.