Đánh giá thực trạng công tác an toàn truyền máu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng công tác an toàn truyền máu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 8/2018 đến tháng 05/2019.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Các hoạt động truyền máu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 8/2018 đến tháng 05/2019, nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phiếu điều tra.
Kết quả: Nghiên cứu 162 lần chỉ định truyền máu, còn có chỉ định truyền máu chưa hợp lý: Chỉ định truyền khối hồng cầu cho bệnh nhân không phẫu thuật (Hồng cầu: 3,2 ± 0,8 (T/l); huyết sắc tố: 90,1 ± 20,6 (g/l); hematocrit: 0,272 ± 0,058 (l/l)).
Kiến thức chung về truyền máu của bác sỹ tương đối tốt, tuy nhiên kiến thức về truyền máu an toàn miễn dịch ở nhiều bác sỹ còn chưa tốt, chỉ có 13/30 (43,3%) bác sỹ trả lời đúng.
Kiến thức chung an toàn truyền máu của điều dưỡng còn hạn chế, có 3/10 câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng dưới 50%. Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là 89,8% ở câu hỏi về tỷ lệ nhóm máu Rh (+) tại Việt Nam và các biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu. Đặc biệt câu hỏi về người cho máu an toàn nhất chỉ có 14/49 (28,6%) điều dưỡng trả lời đúng.
Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn hạn chế. Có 14/49 (28,6%) điều dưỡng trả lời đúng ở câu hỏi về nhiệt độ bảo quản và hạn sử dụng của túi máu. Câu hỏi về thời gian từ khi túi máu được lấy ra khỏi tủ bảo quản đến khi truyền xong có 20/49 (40,8%) điều dưỡng trả lời đúng.
Kết luận: Việc truyền máu tại Bệnh viện thực hiện theo đúng quy trình truyền máu lâm sàng của Thông tư 26 - Bộ Y tế năm 2013. Còn có chỉ định truyền khối hồng cầu chưa hợp lý cho bệnh nhân không phẫu thuật.
- Kiến thức về an toàn truyền máu của bác sỹ tương đối tốt, tuy nhiên kiến thức về truyền máu an toàn miễn dịch ở nhiều bác sỹ còn chưa tốt. Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng còn hạn chế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn truyền máu
Tài liệu tham khảo
2. American Asociation of Blood Bank (2000). Circular of information for the use of human blood and blood components, Amerian across, Wasington. DC.
3. Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (2010). Tài liệu Hội nghị triển khai công tác vận động HMTN năm 2010. Hà Nội, ngày 15-16 tháng 01 năm 2010.
4. Nguyễn Anh trí (2011). Cung cấp máu tập trung, Tài liệu tập huấn Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương.
5. Đỗ Trung Phấn (2000). An toàn truyền máu. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
6. Tổ chức Y tế Thế giới (2011). Sử dụng máu lâm sàng trong Nội khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Phẫu thuật, Gây mê, Chấn thương và Bỏng. NXB Lao động, 8, 12-13, 102-115,198-227.
7. World Health Organization (2010). Design Guidelines for Blood Centres, ISBN 978 92 9061 319 0, WHO Library Cataloguing in Publication Data
8. Đỗ Trung Phấn (2012). Truyền máu hiện đại - cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh, Chương XII. Truyền máu lâm sàng. NXB Giáo dục, 473 - 515.
9. World Health Organization (2002). Report of Workshop on Nationally Coordinated Blood Transfusion Services, Australia.
10. Đỗ Trung Phấn (2006). Thành tựu Truyền máu thế kỷ XX và những tiến bộ về Truyền máu tại Việt Nam. Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu. NXB Y học, Tập II, 65 - 76.