Đánh giá tác dụng điều trị của gel Ceri Nitrat 2,2% tại chỗ tổn thương bỏng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Bỏng trung bì sâu (bỏng trung gian) thường có diễn biến phức tạp do hoại tử gây nên viêm và nhiễm khuẩn nặng. Ceri nitrat là thuốc điều trị tại chỗ vết thương có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, làm khô hoại tử ướt. Năm 2019, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã sản xuất gel Ceri nitrat 2,2% (đạt tiêu chuẩn cơ sở).
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả và an toàn của chế phẩm tại vết bỏng trung bì sâu.
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân có vết bỏng độ III sâu, điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; so sánh tác dụng điều trị của gel Ceri nitrat trên lâm sàng với cream SSD 1%.
Kết quả: Tại vùng nghiên cứu, hoại tử chuyển khô, tình trạng viêm nề, dịch xuất tiết dịch mủ giảm rõ rệt so với vùng chứng. Thời gian điều trị được rút ngắn rõ rệt. Không xuất hiện phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ.
Kết luận: Gel Ceri nitrat điều trị tại chỗ an toàn, có tác dụng làm khô hoại tử, kháng viêm, tạo điều kiện thuận lợi liền vết thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ceri nitrate, vết bỏng trung bì sâu, cream SSD 1%, hoại tử
Tài liệu tham khảo
2. Heruzo C.R, Garcia T.V, Rey-Calero J, Vizcaino M.J (1992).Evaluation of the penetration strength, bactericidal efficacy and spectrum of action of several antibacterial creams against microorganisms in a burn centre. Burns 18:39-44.
3. Peterson V.M, Hansbrough J.F, Wang X.W, Boswick J.A (1985). Topical cerium nitrate prevents postburn immunosuppression. J Trauma 25(11):1039-44.
4. Deveci M, Eski M, Sengezer M, Kisa U (2000).Effects of cerium nitrate bathing and prompt burn wound excision on IL-6 and TNF-α levels in burned rats. Burns, Volume 26, Issue 1, Pages 41-45, February
5. Sengezer M, Deved M, Eski M. (1998).Cerium nitrate bathing prevents TNF-α elevation following burn injury (experimental study). Ann Medit Burns Club.;11(4):227-231
6. Eski M, Firat Ozer, Cemal Firat, Doğan Alhan, Nuri Arslan, Tolga Senturk (2012).Cerium nitrate treatment prevents progressive tissue necrosis in the zone of stasis following burn, Burns, Volume 38, Issue 2, Pages 283-289, March.
7. David N. Herndon (2018). total burn care, Elsevier, fifth edition
8. Lê Thế Trung (2003). Bỏng- những kiến thức chuyên ngành”- NXB bản y học
9. Mathias Haefeli, Achun Elfering (2005). Pain assessment; Eur. Spine, 2006, Jan., 15(suppl 1): S17-S24.
10. Halkes SBA, et al. (2001). The use tannic acid in the local treatment of burn wounds: intriguing old and new perspectives. Wounds. 2001; 13(4):144-158
11. Nguyễn Ngọc Tuấn (2015). Nghiên cứu bào chế dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat, bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của chế phẩm tại vết thương bỏng; đề tài nghiên cứu cấp sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
12. Boeckx W, Blondeel P.N, Vandersteen K et al. (1992). “Effect of cerium nitrate-silver sulphadiazine on deep dermal burns: a histological hypothesis”. Burns 18(6):456-62.
13. Gruner S, Diezel W, Strunk D, Eckert R, Siems W, Anhalt GJ (1991),“Inhibition of Langerhans cell ATPase and contact sensitization by lanthanides-role of T suppressor cells”.J Invest Dermatol.; 97:478-482
14. Gruner S, Sehrt I, Muller GM, Zwirner A, Strunk D, Sonnichsen N (1992), “Inhibition of histamine release from human granulocytes by ions of rare earth elements lanthanum and cerium”. Agents Actions. ;36:207-211
15. Robert Cartotto (2017);Topical antimicrobial agents for pediatric burns, Burns & Trauma2017, 5:33
16. Julian Vitse, Huidi Tchero, Sylvie Meaume (2018). Silver Sulfadiazine and Cerium Nitrate in Ischemic Skin Necrosis of the Leg and Foot: Results of a Prospective Randomized Controlled Study; the international journal of lower extremity wounds; https://journals.sagepub.com/home/ijl
17. Evans CH.Interesting and useful biochemical properties of lanthanides. Trends Biochem Sci. 1983; 445-449