Thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào vết thương bỏng ở bệnh nhân cao tuổi và trẻ tuổi (Bài dịch)

Lược dịch: Hoàng Văn Vụ1,
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuổi cao làm thay đổi nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể, bao gồm cả phản ứng miễn dịch bẩm sinh và mắc phải, ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Nghiên cứu này tập trung xem xét vấn đề thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào vết thương bỏng ở bệnh nhân cao tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu mô bệnh học vết thương bỏng được tiến hành trên các bệnh nhân nam và nữ từ 30 tuổi trở xuống và 65 tuổi trở lên. Các mô tổn thương bỏng trung bì sâu được thu thập từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 sau bỏng trong quá trình phẫu thuật, được cố định bằng bloc nến và được đánh giá bằng H&E để xác định độ sâu của tổn thương. Làm hoá mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) cho các protein chính cơ bản (Major Basic Protein - MBP) để xác định số lượng bạch cầu ái toan. Phần mềm Welch's Test được sử dụng để xác định sự khác biệt về số lượng bạch cầu ái toan giữa hai nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và cao tuổi.
Kết quả: 13 mẫu được chia thành hai nhóm: Nhóm I: Bệnh nhân trẻ tuổi (≤ 30 tuổi), gồm 10 bệnh nhân; nhóm II: Bệnh nhân cao tuổi (≥ 65 tuổi) gồm 3 bệnh nhân. Nhóm I: Có tuổi trung bình là 23 tuổi và trung vị từ 17 - 30 tuổi. Nhóm II: Có tuổi trung bình là 81 tuổi và tuổi trung vị là 84 (giá trị trung vị từ 67 - 93 tuổi). Nghiên cứu cho thấy số lượng bạch cầu ái toan thâm nhiễm vào vết thương bỏng ở nhóm I là 0,171 bạch cầu/mm thấp hơn ở nhóm II là 0,910 bạch cầu/mm (p = 0,017).
Kết luận: Nhóm các bệnh nhân người cao tuổi (nhóm II) có biểu hiện tăng thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào vết thương bỏng. Cần mở rộng nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn để làm rõ kết quả này.

Chi tiết bài viết