Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng trẻ em dưới 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Trần Đình Hùng1,, Ngô Minh Đức1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ em dưới 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê, mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án được lưu trữ tại Bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu: Có 3551 bệnh nhi dưới 6 tuổi bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong 3 năm từ 2017 đến 2019, tỷ lệ nam/nữ là 1,68/1. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 1 đến 2 tuổi (54,88%), nguyên nhân bỏng chủ yếu là bỏng nhiệt ướt (86,11%). Bỏng hô hấp, bỏng tiêu hóa, bỏng mắt và chấn thương kết hợp chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 0,5%.
Ngày nằm điều trị trung bình của bệnh nhân là 16,62 ± 13,08 ngày, ngày nằm điều trị kéo dài với bệnh nhân bỏng nhiệt khô, bỏng điện và bỏng diện rộng, bỏng sâu lớn. Tỷ lệ tử vong chung là 0,51%.
Kết luận: Bỏng trẻ em là một cấp cứu thường gặp, kết quả điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia cho kết quả tốt, tỷ lệ tử vong thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Crawley-Coha T. Childhood injury: a status report, part 2, J Pediatr Nurs 2002; 17: 133-136.
2. Taal LA, Faberb AW. Posttraumatic stress and maladjustment among adult burn survivors 1-2 years postburn. Burns 1998; 24: 285-292.
3. Drago DA. Kitchen scalds and thermal burns in children five years and younger. Pediatrics; 115: 10-16.
4. Aysun Balseven-Odabas, Ali Riza Tumeri, Alper Keten at all. Burn injuries among children aged up to seven years. The Turkish Journal of Pediatrics 2009; 51: 328-335
5. Fukunishi K, Takahashi H, Kitagishi H, et al. Epidemiology of childhood burns in the critical care medical center of Kinki University Hospital in Osaka Japan. Burns 2000; 26: 465-469.
6. Mashreky SR, Rahman A, Chowdhury SM, et al, Epidemiology of childhood burn yield of largest community-based injury survey in Bangladesh. Burns 2008, 34: 856-862.
7. Goldman S, Aharonson-Daniel L. Childhood Burns in Israel: a 7-year epidemiological review. Burn 2006; 32: 467-472.
8. Ramakrishnan KM, Sankar J, Venkatraman J. Profile of the pediatric burns Indian experience in a tertiary care burn unit. Burns 2005; 31: 351-353.
9. Nguyễn Thống, Đặng Tất Thắng. Đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ em tại khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul Hà Nội trong 5 năm từ 2010 đến 2014; Tạp chí Y học thảm họa và bỏng; 2/2015; p: 30-35.
10. Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Thị Thu Hoài. Đánh giá kết quả điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014; Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa; số 1 (2-2020), Tr: 52-56.
11. Fernandes FMFA, Torquato IMB, Dantas MAS, at all. Burn injuries in children and adolescents: clinical and epidemiological characterization. Rev Gaúcha Enferm. 2012; 33(4):133-141.
12. El-Badawy A, Mabrouk AR. Epidemiology of childhood burns in the burn unit of Ain Shams University of Cairo, Egypt. Burns 1998; 24: 728-732.