Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ ở người cao tuổi bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 3 năm (2017 - 2019)

Đặng Tất Thắng1,, Chu Anh Tuấn2, Ngô Minh Đức2
1 Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội)
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả điều trị bỏng ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 586 người cao tuổi (≥ 60 tuổi) bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 01/01/2017 - 31/12/2019. Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, nơi cư trú, tác nhân gây bỏng, diện tích bỏng chung và bỏng sâu, các bệnh lý mạn tính nặng kèm theo, các chấn thương kết hợp, biến chứng và kết quả điều trị.
Kết quả: Người cao tuổi bị bỏng chiếm 6,27% tổng số người bệnh bỏng điều trị nội trú, với độ tuổi trung bình là 70,09 ± 8,7 tuổi. Tỷ lệ Nam/Nữ = 1,3/1; người bệnh đến từ nông thôn chiếm 59,9% và 91,6% có bảo hiểm y tế (BHYT). Tác nhân gây bỏng thường gặp nhất là nhiệt khô (49,5%), tiếp đến là nhiệt ướt (37%), do dòng điện là 11,4%, thấp nhất là hóa chất (2%). Hoàn cảnh bị bỏng phần lớn là do tai nạn sinh hoạt (84,3%), tiếp theo lần lượt là do tai nạn cố ý (8,9%), tai nạn giao thông (3,9%) và tai nạn lao động (2,9%). Tỷ lệ bị bỏng hô hấp kết hợp là 4,1%. Diện tích bỏng chung trung bình là 11,96 ± 17,25% diện tích cơ thể (DTCT); số người bệnh có bỏng sâu chiếm 60,2%, với diện tích bỏng sâu trung bình là 4,63 ± 10,47% DTCT. 28,2% số người bệnh có từ 1 - 3 bệnh lý mạn tính nặng kèm theo với tỷ lệ cao nhất là các bệnh tim mạch (15,4%), tiếp theo là đái tháo đường (7,3%) và bệnh lý thần kinh (6,1%).
Trong quá trình điều trị, 7,78% người bệnh bị các biến chứng, phổ biến là suy đa tạng (4,44%), sốc nhiễm khuẩn (2,56%), sốc bỏng (1,88%), xuất huyết tiêu hóa (1,02%). Kết quả điều trị: Tỷ lệ tử vong chung là 9,6%. Tỷ lệ tử vong rất cao khi bị bỏng hô hấp (95,8%).
Kết luận: Tỷ lệ người cao tuổi bị bỏng có xu hướng gia tăng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt khi bị bỏng hô hấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dissanaike, S. and M. Rahimi, Epidemiology of burn injuries: highlighting cultural and socio-demographic aspects. International review of psychiatry, 2009. 21(6): p. 505-511.
2. Nguyễn Ngọc Tuấn (chủ biên), Bỏng - Giáo trình sau đại học, NXB QĐND, Hà Nội, 2018.
3. G.S. Abu-Sittah, F.M. Chahine, and H. Janom, Management of elderly burn patients. Ann Burns Fire Disasters. 2016 Dec 31; 29(4): 249-245.
4. Mabrouk, A., A. Maher, and S. Nasser, An epidemiologic study of elderly burn patients in ain shams university burn unit, Cairo, Egypt. Burns, 2003. 29(7): p. 687-690.
5. Đức;, N.M., Đặc điểm thu dung bệnh nhân điều trị bỏng tại viện bỏng quốc gia từ năm 2008 đến 2017. Tạp chí Y học thảm họa và bỏng, 2018. 5/2018.
6. Bayuo, J., et al., Epidemiology and outcomes of burn injury among older adults in a Ghanaian tertiary hospital. Burns Open, 2018. 2(2): p. 98-103.
7. Chang EJ, Edelman LS, Morris SE, et al, Gender influences on burn outcomes in the elderly. Burns, 31(1): 31-35, 2005.
8. Lumenta D.B, A. Hautier, C. Desouches et al, Mortality and morbidity among elderly people with burns - evaluation of data on admission. Burns 34 (2008), pp. 965-74.
9. Harats, M., et al., Trends and risk factors for mortality in elderly burns patients: A retrospective review. Burns, 2019. 45(6): p. 1342-1349.
10. Albornoz CR, Villegas J, Sylvester M, et al, Burn are more aggressive in the elderly: the proportion of deep burn area/ total burn area might have a role in mortality. Burns, 37(6): 1058-61, 2011.
11. Santos, D.C., et al., The effect of comorbidities and complications on the mortality of burned patients. Annals of Burns and Fire Disasters, 2017. 30(2): p. 103.
12. Emami, S.-A., et al., The epidemiology of geriatric burns in Iran: A national burn registry-based study. Burns, 2016. 42(5): p. 1128-1132.