Đánh giá kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật hút mỡ làm mỏng và mở rộng kích thước vạt da nhánh xuyên thượng vị dưới sâu trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ.

Vũ Quang Vinh1, Hoàng Thanh Tuấn1, Hoàng Tuấn Hoàng1,, Tống Thanh Hải1, Đỗ Trung Quyết1, Khổng Hạnh Nguyên1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong phẫu thuật tạo hình vạt da là chất liệu thay thế tối ưu đặc biệt trong việc che phủ những tổn khuyết rộng. Yêu đặt ra đối với vạt da đặc biệt là vạt tự do là phải đủ rộng để che phủ tổn khuyết từ đó trả lại chức năng vận động cho các cơ quan, giác quan; kèm theo phải đạt được yêu cầu thẩm mỹ nhất định về độ mỏng, độ mềm mại cũng như hòa đồng về màu sắc với tổ chức da lành xung quanh. Tuy nhiên, với tổn khuyết rộng việc thu hoạch vạt da có kích thước tương đương luôn là thách thức của các phẫu thuật viên tạo hình. Đã có nhiều phương pháp nghiên cứu mở rộng vùng cấp máu của vạt da như kỹ thuật giãn tổ chức, kỹ thuật nối mạch tăng cường, kỹ thuật trì hoãn3) và các nghiên cứu mới vẫn đang được tiếp tục được tiến hành
Trong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả bước đầu sử dụng kỹ thuật hút mỡ làm mỏng vạt đã ứng dụng thành công trên 5 bệnh nhân với mục đích làm mỏng vạt và mở rộng được kích thước vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu tự do (DIEP) che phủ nhiều tổn khuyết rộng sau cắt sẹo bỏng phức tạp vùng cằm cổ phù hợp yêu cầu tạo hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hyakusoku, H. and J.-H. Gao, The “super-thin” flap. British journal of plastic surgery, 1994. 47(7): p. 457-464.
2. Ince, B., S. Yarar, and M. Dadaci, Simultaneous flap thinning with ultrasound‐assisted liposuction during free flap surgery: Preliminary results. Microsurgery, 2019. 39(2): p. 144-149.
3. Scheflan, M. and M.I. Dinner, The transverse abdominal island flap: part I. Indications, contraindications, results, and complications. Annals of plastic surgery, 1983. 10(1): p. 24-35.
4. Scheflan, M. and M.I. Dinner, The transverse abdominal island flap: Part II. Surgical technique. Annals of plastic surgery, 1983. 10(2): p. 120-129.
5. Chirappapha, P., et al., Is it reasonable to use indocyanine green fluorescence imaging to determine the border of pedicled TRAM flap zone IV? Plastic and Reconstructive Surgery Global Open, 2020. 8(9).
6. Phung, N.V., Nghiên cứu sử dụng vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu trong điều trị di chứng phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú. Luận văn Tiến sĩ y học - Học viện Quân Y, 2019.
7. Blondeel, P., One hundred free DIEP flap breast reconstructions: a personal experience. British journal of plastic surgery, 1999. 52(2): p. 104-111.
8. Thomas, C., Thin flaps. Plastic and Reconstructive Surgery, 1980. 65(6): p. 747-752.
9. Ohjimi, H., et al., A comparison of thinning and conventional free-flap transfers to the lower extremity. Plastic and reconstructive surgery, 2000. 105(2): p. 558-566.
10. Chetboun, A. and A.C. Masquelet, Experimental animal model proving the benefit of primary defatting of full-thickness random-pattern skin flaps by suppressing “perfusion steal”. Plastic and reconstructive surgery, 2007. 120(6): p. 1496-1502.