Nghiên cứu xác định công thức tối ưu tính nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân bỏng nặng.

Nguyễn Như Lâm1,, Phan Quốc Khánh2, Ngô Tuấn Hưng1, Nguyễn Hải An1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân y 4/Quân khu 4

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu này là lựa chọn công thức tối ưu để tính nhu cầu năng lượng của bệnh nhân người lớn bỏng nặng trong trường hợp không thể đo tiêu hao năng lượng lúc nghỉ (REE).
Nghiên cứu tiến cứu tiến hành trên 62 bệnh nhân bỏng người lớn có diện tích bỏng ≥ 20% diện tích cơ thể. REE được đo bằng module trên máy Carescape R860 vào ngày thứ 3 sau bỏng. Nhu cầu năng lượng lý thuyết được tính theo 8 công thức thường dùng trên thế giới. Mức độ chính xác của công thức được tính theo phương pháp của Sheiner và Beal.
Kết quả cho thấy, REE đo được ở ngày thứ 3 sau bỏng là 2431,87 ± 502,20 Kcal/ngày. Trong số các công thức, chỉ có công thức Zawacki cho kết quả có tỷ lệ chênh nhỏ nhất và đạt 18,7 ± 13,7% với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,62). Các công thức khác đều ước tính dưới mức hoặc quá mức nhu cầu thực tế.
Tóm lại, có thể sử dụng công thức Zawacki để tính toán nhu cầu năng lượng của bệnh nhân người lớn bỏng nặng khi không có phương tiện để đo tiêu hao năng lượng lúc nghỉ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xie W.G., Wang S.L. (1993) Estimation of the calorie requirements of burned Chinese adults. Burns, 19 (2), 146-149.
2. Zawacki B. E., Spitzer K. W., Mason Jr A. D.et al. (1970) Does increased evaporative water loss cause hypermetabolism in burned patients? Annals of Surgery, 171 (2), 236.
3. Sheiner L. B., Beal S. L. (1981) Some suggestions for measuring predictive performance. Journal of pharmacokinetics and biopharmaceutics, 9 (4), 503-512.
4. Graves C., Saffle J., Cochran A. (2009) Actual burn nutrition care practices: an update. Journal of Burn Care & Research, 30 (1), 77-82.
5. Guo F., Zhou H., Wu J.et al. (2020) Prospective Study on Energy Expenditure in Patients With Severe Burns. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition,
6. Dickerson R. N., Gervasio J. M., Riley M. L.et al. (2002) Accuracy of predictive methods to estimate resting energy expenditure of thermally‐injured patients. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 26 (1), 17-29.
7. Shields B. A., Doty K. A., Chung K. K., et al. (2013) Determination of resting energy expenditure after severe burn. Journal of Burn Care & Research, 34 (1), e22-e28.
8. Aulick L. H., Hander E. H., Wilmore D. W.et al. (1979) The relative significance of thermal and metabolic demands on burn hypermetabolism. Journal of Trauma and Acute Care Surgery, 19 (8), 559-566.
9. Honeycutt D., Barrow R., Herndon D. (1992) Cold stress response in patients with severe burns after β-blockade. The Journal of burn care & rehabilitation, 13 (2), 181-186.
10. Herndon D. N., Tompkins R. G. (2004) Support of the metabolic response to burn injury. The Lancet, 363 (9424), 1895-1902.
11. Hart D. W., Wolf S. E., Chinkes D. L., et al. (2000) Determinants of skeletal muscle catabolism after severe burn. Annals of Surgery, 232 (4), 455.