Ứng dụng vạt hai thùy nhánh xuyên động mạch mũ vai điều trị phẫu thuật sẹo co kéo vùng nách di chứng bỏng

Đoàn Trung Hiếu1,, Trần Vân Anh2
1 Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương do bỏng gây ra rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt vùng nách và khớp vai là một bộ phận có cấu trúc đặc biệt, có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt và lao động của con người. Sử dụng vạt hai thùy nhánh xuyên động mạch mũ vai mang lại nhiều kết quả khả quan trong điều trị phẫu thuật sẹo co kéo vùng nách di chứng bỏng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 6 bệnh nhân có sẹo co kéo vùng nách do di chứng bỏng được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp sử dụng vạt hai thùy nhánh xuyên động mạch mũ vai tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình (PTTH) - Thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2022. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả lâm sàng.
Kết quả: Vạt thiết kế với trục dọc có chiều dài trung bình là 22,43 ± 6,55cm, tối đa 30cm; chiều rộng trung bình là 10,43 ± 3,60cm, tối đa 15cm. Kết quả sau mổ vạt da sống hoàn toàn 100%, không có trường hợp nào gặp tai biến, biến chứng sau phẫu thuật. ROM trung bình trước mổ 62,86 ± 49,65 độ, ROM trung bình sau mổ đạt 110,7 ± 33,2 độ, ROM trung bình sau mổ 3 tháng đạt151,43 ± 30,65 độ. Kết quả sớm sau mổ: 85,7% khá, 14,3% tốt. Kết quả xa sau mổ: 14,3% khá, 85,7% tốt.
Kết luận: Vạt hai thùy nhánh xuyên động mạch mũ vai điều trị sẹo co kéo vùng nách độ III, IV, V do di chứng bỏng đạt kết quả tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Tất Hùng (1996), “5 năm điều trị di chứng bỏng và phẫu thuật tạo hình tại Viện Bỏng Quốc gia”, Thông tin Bỏng, 3, 9-14.
2. Đặng Tất Hùng (2001), “Cải tiến phương pháp đo góc trong khám vận động cho bệnh nhân di chứng bỏng”, Tạp chí Y học thảm họa & Bỏng, 2, tr. 91-94.
3. Er E., Uc^ar C. (2005), “Reconstruction of axillary contractures with thoracodorsal perforator island flap”, Burns., 31, pp. 726-730.
4. Murakami M., Hyakusoku H., Ogawa R. (2005), “The multilobed propeller flap method”, Plastic and Reconstructive surgery, pp. 599- 604.
5. Oki K., Hyakusoku H., et al (2005), “Dorsal intercostal perforator (DICP) augmented scapular ‘‘super-thin flaps’’ for the reconstruction of extensive scar contractures in the axilla and anterior chest: a case report”, Burns., 31(1), pp. 105-107.
6. Ono S, Chung K. C., Hyyashi H. (2011), “Application of Multidetector Row Computed Tomography in propeller Flap Planning”, Plast. Reconstr. Surg., 127, pp. 703- 711.
7. Pignatti M., Ogawa R., Hallock G. G. (2008), “Propeller flaps for leg reconstruction”, Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 61, pp. 777-783.