Đánh giá kết quả căng da tầng mặt giữa, dưới bằng phương pháp phẫu thuật dưới Smas

Đỗ Thành Nghĩa1,, Vũ Quang Vinh2, Hoàng Tuấn Anh, Trần Vân Anh2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả căng da tầng mặt giữa, dưới bằng phương pháp phẫu dưới SMAS.
Nghiên cứu thực hiện trên 9 bệnh nhân (BN) nữ tuổi từ 37 - 63 tuổi, với sự lão hóa, chảy xệ da mức nặng và vừa tầng mặt giữa, dưới được phẫu thuật căng da mặt tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình (PTTH) - Thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật từ 2 - 3 giờ dưới gây mê. 100% không tổn thương các nhánh dây thần kinh 7, vết mổ liền thì đầu, sưng nề từ nhẹ đến vừa, không nhiễm trùng, vài trường hợp bầm tím nhẹ; không bị hoại tử vạt da. Da mặt được kéo căng tức thì. Kết quả gần về thẩm mỹ (1 - 6 tháng sau phẫu thuật) theo dõi 9/9 BN, kết quả xa về thẩm mỹ (sau 6 tháng) theo dõi 3/9 BN, biểu hiện ở mức tốt: 100% bệnh nhân hài lòng về đường mổ, chất lượng sẹo, độ căng cũng như đường nét tự nhiên của khuôn mặt.
FACS giảm từ mức 3,4 xuống mức 0 ngay sau PT và ổn định ở mức 1, 2. Điểm FOS tăng mạnh từ mốc 0 - 25 điểm lên mức 86 - 100 điểm và ổn định ở mức trung bình 96 điểm. Các chuyên gia cũng đánh kết quả thẩm mỹ ở mức tốt qua bảng điểm FOSE đạt mức 4 (tối đa). Căng da tầng giữa, dưới mặt bằng phương pháp phẫu thuật dưới SMAS là một phương pháp an toàn, hiệu quả áp dụng hợp lý cho những bệnh nhân có mặt bị lão hóa, chảy xệ mức độ vừa, nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kim B.J., Choi J.H., Lee Y. (2015), Development of Facial Rejuvenation Procedures: Thirty Years of Clinical Experience with Face Lifts, The Korean Society of Plastic and Reconstructive Surgeons. Arch Plast Surg; 42: 521-531.
2. Mendelson B.C., Wong Ch.H. (2013), Anatomy of the aging face, In: Aesthetic Surgery of the Face., 6(1):79-91.
3. Mendelson B., Muzaffar A.R., Adams W.P., et al. (2001), Surgical Anatomy of the Midcheek and Malar Mounds, Plastic and Reconstructive Surgery., 110(3):885-96.
4. Shiffman M.A. (2007) Facial aging: A clinical classification, Indian Journal of Plast. Surg.; 47(2): 178-180, DOI: 10.4103/0970-0358.37763
5. Jacono A.A., Rousso J.J., (2015) Algorithmic Approach to Multimodality Midfacial Rejuvenation Using a New Classification System for Midfacial Aging, Clin. Plast Surg.; 42:17-32, http://dx.doi.org/10.1016/j.cps.2014.08.002.
6. Mendelson M.C.(1995) Extended Sub-SMAS dissection and Cheek Elevation. In: Clinics In Plastic Surgery; 22(2): 325-338.
7. Baker D.C. (2001), Minimal incision rhytidectomy (short scar facelift) with lateral SMASectomy: evolution and application, Aesthetic Surg J, 21:68-79.
8. Hamra S.T. (1984) The tri-plane facelift dissection, Annals of Plast. Surg.; 12(3): 268-274.
9. Thorne Ch.H. (2007) Facelift, Grabb and Smith's Plastic Surgery, 6th Edition, 49, 498-508.
10. Rohrich R.J., Sinno S., Vaca E.E. (2019) Getting Better Results in Facelifting, PRSGlobalOpen; 7:e2270, DOI: 10.1097/GOX. 0000000000002270.