Đánh giá kết quả sử dụng phương pháp giãn tổ chức vạt da cân thượng đòn điều trị sẹo vùng cằm cổ

Vũ Quang Vinh1, Trần Vân Anh1, Hoàng Thanh Tuấn1, Tống Thanh Hải1, Đỗ Trung Quyết1, Lưu Thu Thảo1,, Hoàng Tuấn Hoàng1, Khổng Hạnh Nguyên1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sẹo vùng cằm cổ chiếm từ 10 - 15% tổng số các di chứng bỏng. Sẹo vùng cằm cổ gây ra những rối loạn vận động, ảnh hưởng khả năng lao động và ảnh hưởng sâu sắc tới tâm lý người bệnh. Vạt da thượng đòn có nhiều ưu điểm rõ rệt trong tạo hình sẹo bỏng vùng cằm cổ vì có tính thẩm mỹ cao (độ mỏng, tính mềm mại, màu sắc hòa đồng). Để che phủ khuyết tổn khi cắt bỏ sẹo rộng vùng cằm cổ, có nhiều phương pháp nghiên cứu mới giúp mở rộng vùng cấp máu của vạt da cân thượng đòn như kỹ thuật nối mạch vi phẫu đầu xa, kỹ thuật giãn tổ chức đang được tiến hành. Ưu điểm của phương pháp giãn tổ chức vạt da cân thượng đòn là có tính thẩm mỹ cao, có thể khâu đóng trực tiếp nơi cho vạt, không yêu cầu trang thiết bị vi phẫu và phẫu thuật viên có kinh nghiệm vi phẫu.
Trong bài báo này chúng tôi xin giới thiệu kết quả bước đầu sử dụng phương pháp giãn tổ chức vạt da cân thượng đòn điều trị sẹo vùng cằm cổ ứng dụng trên 7 bệnh nhân với mục đích mở rộng kích thước vạt da cân thượng đòn và tăng tính thẩm mỹ ở vị trí lấy vạt do có thể khâu đóng trực tiếp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lamberty, B. (1979), The supra-clavicular axial patterned flap. British journal of plastic surgery. 32(3): p. 207-212.
1. Thanh Hải, T., Quang Vinh, V. ., & Vân Anh, T. (2021). Ứng dụng vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong tạo hình sẹo di chứng bỏng vùng cổ. Tạp Chí Y học Việt Nam. Tập 501 Số 2.
2. Vinh, V.Q., et al. (2009), Anatomical and clinical studies of the supraclavicular flap: analysis of 103 flaps used to reconstruct neck scar contractures. Plastic and reconstructive surgery. 123(5): p. 1471-1480.
3. Pallua, N. and E.M. Noah. (2000), The tunneled supraclavicular island flap: an optimized technique for head and neck reconstruction. Plastic and reconstructive surgery. 105(3): p. 842-851.
4. Anh, T.V. (2005), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị sẹo di chứng bỏng vùng cằm cổ, in Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân Y, Hà Nội. p. 61-73.
5. S. Atallah, A. Guth, F. Chabolle, C.-A. Bach (2015) nnales françaises d'Oto-rhino-laryngologie et de Pathologie Cervico-faciale, Volume 132, Issue 5, Pages 269-272
6. Cormack, G. and G. Lamberty (1986), Cadaver studies of correlation between vessel size and anatomical territory of cutaneous supply. British journal of plastic surgery. 39(3): p. 300-306.