Kết quả bước đầu ứng dụng vạt cơ lưng rộng trong phẫu thuật tạo hình điều trị loét mạn tính rộng thành ngực

Tô Ngọc Hiếu1,, Vũ Quang Vinh2, Nguyễn Minh Tâm2, Hoàng Thanh Tuấn2, Hoàng Tuấn Hoàng2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn khuyết rộng thành ngực thường là kết quả của việc cắt bỏ khối u, nhiễm trùng, bỏng, hoặc chấn thương nhưng hay gặp nhất là di chứng của xạ trị điều trị các bệnh lý ác tính đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Có rất nhiều phương pháp tạo hình khác nhau đã được nghiên cứu ứng dụng trong tạo hình các tổn khuyết thành ngực song đối với các tổn khuyết rộng và phức tạp trên thành ngực, đặc biệt là các tổn khuyết sâu, nhiều hoại tử, mạn tính thì vạt cơ lưng rộng là dạng vạt thông dụng, có thể lấy rộng đáp ứng được nhu cầu của phẫu thuật tái tạo thành ngực.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 8 bệnh nhân có tổn khuyết rộng thành ngực mức độ nặng được điều trị che phủ bằng vạt cơ lưng rộng tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (PTTH-TM) và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 12/2020 đến tháng 07/2022. Nghiên cứu thực thiện theo phương pháp tiến cứu mô tả lâm sàng.
Kết quả: 87,5% (7/8) bệnh nhân có kết quả tốt sau phẫu thuật, vạt sống hoàn toàn, cơ bám sống vào bờ mép, có 12,5% (1/8) bệnh nhân bị hoại tử một phần vạt gây toác vết mổ và lộ nền tổn thương. 100% các bệnh nhân có tình trạng da ghép bám tốt, vùng cho vạt và vùng lấy da liền kỳ đầu, biểu mô tốt.
Kết quả sau 3 tháng đánh giá trên 8 bệnh nhân: Không có bệnh nhân nào loét tái phát, vùng nhận vạt đạt mức độ tốt chiếm 87,5%, trung bình chiếm 12,5%. Đối với vùng lấy da và vùng lấy vạt đều ghi nhận kết quả tốt 100%.
Kết quả sau 6 tháng đánh giá trên 6 bệnh nhân: Không có bệnh nhân nào loét tái phát, 100% các bệnh nhân ghi nhận nhận kết quả tốt ở cả vùng nhận vạt, cho vạt và vùng lấy da.
Kết luận: Vạt cơ lưng rộng luôn là chất liệu tốt trong tạo hình tổn khuyết thành ngực, phục hồi sớm giải phẫu và chức năng các cơ quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ma X., Jin Z., Li G.. et al (2017). Classification of chronic radiation-induced ulcers in the chest wall after surgery in breast cancers. Radiation oncology.12 (1): 1-6.
2. Phan Ngọc Khóa (2011). Bước đầu đánh giá kết quả điểu trị loét thành ngực do xạ trị bằng vạt da cơ lưng to cuống liền. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Thanh Tuấn (2020). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị, Luận án Tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y.
4. Wei K.-C., Yang K.-C., Chen L.-W.. et al (2016). Management of fluoroscopy-induced radiation ulcer: One-stage radical excision and immediate reconstruction. Scientific reports.6 (1): 1-6.
5. Học Viện Quân Y (2018) Giáo trình Bỏng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
6. Đoàn L. V. (2002). Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt cơ, da - cơ lưng to trong điều trị khuyết hổng lớn ở chi dưới, Học Viện Quân Y.
7. Nguyễn Roãn Tuất. (2011). Nghiên cứu giải phẫu cuống mạch ngực lưng và ứng dụng vạt da cơ lưng to cuống liền trong tạo hình khuyết phần mềm thành ngực.
8. Nguyễn Huy Phan (1999). Kỹ thuật vi phẫu mạch máu - thần kinh, thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Brumback R. J., McBride M. and Ortolani N. (1992). Functional evaluation of the shoulder after transfer of the vascularized latissimus dorsi muscle. JBJS.74 (3): 377-382.