Kết quả sử dụng vạt nhánh xuyên hình cánh quạt điều trị sẹo co kéo khuỷu tay

Hà Văn Khiên1,, Vũ Quang Vinh2
1 Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sẹo co kéo, hay gặp nhất là sẹo co kéo sau bỏng đang là vấn đề nhức nhối trên thế giới, cả nước phát triển và đang phát triển. Kiểm soát sẹo co kéo khớp khuỷu tay và khớp vai đang là một thách thức, vì chúng có xu hướng tái phát và hạn chế vận động khớp. Vạt nhánh xuyên hình cánh quạt được ứng dụng trong điều trị sẹo co kéo các khớp vận động lớn đặt biệt là khớp khuỷu cho kết quả tốt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 8 bệnh nhân sẹo co kéo khuỷu tay điều trị bằng vạt da nhánh xuyên hình cánh quạt từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2022 tại Trung tâm PTTH TM & TT - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Vạt được thiết kế kích thước vạt lớn nhất (18 x 10)cm, nhỏ nhất (9 x 6)cm, chiều dài vạt trung bình 13,13 ± 2,95cm, chiều rộng 6,63 ± 1,85cm. Vạt sống hoàn toàn 7/8, hoại tử một phần 1/8.
Kết luận: Vạt nhánh xuyên hình cánh quạt với nhiều ưu điểm độ linh hoạt, độ tin cậy về nguồn mạch và là chất liệu tạo phù hợp trong điều trị sẹo co kéo vùng khuỷu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Balumuka DD, Galiwango GW, Alenyo R. (2015) Recurrence of post-burn contractures of the elbow and shoulder joints: experience from a Ugandan hospital. BMC surgery, 15(1):1-7.
2. Hyakusoku H, Yamamoto T, Fumiiri M. (1991) The propeller flap method. British journal of plastic surgery, 44(1):53-54.
3. Murakami M, Hyakusoku H, Ogawa R. (2005) The multilobed propeller flap method. Plastic reconstructive surgery, 116(2):599-604.
4. Teo T. (2006) Perforator local flaps in lower limb reconstruction. Cir Plas Iberolatinoam, 32(4).
5. Trần Vĩnh Hưng. (2011) Sử dụng vạt cánh quạt với cuống nhánh xuyên trong điều trị che phủ tổn khuyết phần mềm tại khớp lớn: Luận văn NCS 2011.
6. Ono S, Sebastin SJ, Yazaki N, Hyakusoku H, Chung KC. (2011) Clinical applications of perforator-based propeller flaps in upper limb soft tissue reconstruction. The Journal of hand surgery, 36(5):853-863.
7. Pignatti M, Ogawa R, Hallock GG, et al. (2011) The “Tokyo” consensus on propeller flaps. Plastic Reconstructive Surgery, 127(2):716-722.
8. Hosny H, El-Shaer W. (2011) The eight-limb modified propeller flap-a safer new technique. Burns, 37(5):905-909.
9. Aslan G, Tuncali D, Cigsar B, Barutcu AY, Terzioglu A. (2006) The propeller flap for postburn elbow contractures. Burns, 32(1):112-115.
10. Dagdelen D, Aksoy A. (2020) Use of propeller flaps for reconstruction of extensor side elbow defects. Journal of Plastic Surgery, 28(3):166.
11. Issa M, Badawi M, Bisheet G, et al. (2021) Skin Graft Versus Local Flaps in Management of Post-burn Elbow Contracture. Cureus, 13(12).