Khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020

Đỗ Quang Hiếu1,, Phạm Thị Mỹ1, Hoàng Ánh Dương1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020, xác định một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành trên 326 người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 4 đến tháng 8/2020. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích; phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
Kết quả: Điểm hài lòng trung bình là 4,55/5 điểm, cao nhất là tiêu chí Kết quả cung cấp dịch vụ (4,66/5 điểm), tiếp theo là Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế (4,63/5 điểm), Khả năng tiếp cận (4,58/5 điểm), Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám chữa bệnh (4,55/5 điểm), thấp nhất là Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ người bệnh (4,42/5 điểm).
Tỷ lệ hài lòng chung là 97,5%; chỉ số hài lòng toàn diện 71,5%; mức độ đáp ứng của Bệnh viện so với mong đợi của người bệnh đạt 96,8%; có 86,2% người bệnh chắc chắn sẽ quay lại hoặc giới thiệu cho người khác. Chưa thấy mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng (người bệnh/thân nhân người bệnh), độ tuổi, thời điểm khảo sát, thời gian nằm viện, có bảo hiểm y tế (BHYT) hay không, khoa điều trị với sự hài lòng chung của người bệnh, thân nhân người bệnh (p > 0,05). Riêng tỷ số hài lòng toàn diện có mối liên quan mật thiết với khoa điều trị: Cao nhất là tại Trung tâm Liền vết thương (80,2%), tiếp đến lần lượt là Khoa Hồi sức Cấp cứu (78,3%), Khoa điều trị Bỏng Người lớn (77,1%), thấp nhất ở Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) (38,7%, p = 0,001).
Kết luận: Người bệnh và thân nhân người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác tín nhiệm cao với chất lượng chăm sóc y tế tại Bệnh viện. Tuy nhiên, cần tiếp tục đầu tư hơn về cơ sở hạ tầng (nhà tắm, nhà vệ sinh, dịch vụ ăn uống, đảm bảo sự riêng tư của người bệnh) và tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong toàn Bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (3/2018), Báo cáo chính sách chỉ số hài lòng người bệnh, tháng 3/2018.
2. Bộ Y tế (2019), Quyết định 3869/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.
3. Hoàng Ngọc Trung (2016), “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2015”, Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, số 14-2016, tr 118-123.
4. Ngô Thị Tuyết (2016), “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa Thái Nguyên”, Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, số 14-2016, tr 56-60.
5. Nguyễn Ngọc Phước và CS (2014), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh nội trú và người nhà người bệnh về chất lượng dịch vụ y tế tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai năm 2014,
http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/dh152016/nguyenngocphuoc.
6. Nguyễn Thị Lưu Hồng (2018), Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế/Đại học Huế.
7. Trần Thị Hồng Cẩm (2017), Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại một số bệnh viện công lập, Luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Hữu Thắng và CS (2018), Sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng bệnh viện tại Việt Nam: Nghiên cứu tổng quan có hệ thống 2000 - 2015, Tạp chí Y tế Công cộng, số 45.