Đặc điểm nhiễm khuẩn tiết niệu trên người bệnh có đặt thông tiểu tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
. Xác định các tác nhân gây bệnh và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 21 người bệnh có đặt thông tiểu được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu theo tiêu chuẩn.
Kết quả: Trong 21 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân nam 13/21 (61,9%) nhiều hơn bệnh nhân nữ 8/21(38,1%). Thời gian lưu thông tiểu trên 07 ngày chiếm tỷ lệ cao 13/21 (61,9%). Chấn thương cột sống là bệnh lý kèm theo hay gặp nhất 11/21 (52,38%). Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt > 380C và nước tiểu qua ống thông đục 17/21 (80,95%). Vi khuẩn Gram âm chiếm 80,95% trong đó E. coli hay gặp nhất với tỷ lệ 11/21 (52,38%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy E. coli kháng phần lớn với các kháng sinh, hiện còn nhậy với Imipenem, Meropenem, Amikacine, Ticar + clav.
Kết luận: Tỷ lệ NKTN ở giới nam cao hơn giới nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt > 380C và nước tiểu qua ống thông đục. Tác nhân gây bệnh phân lập được chủ yến là vi khuẩn Gram âm. Các mầm bệnh được phân lập hay gặp nhất là E.coli. Vi khuẩn E. coli kháng phần lớn với các kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn tiết niệu, kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, 2017, Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu”.
3. Nicolle LE, Gupta K, Bradley SF, et al. Clinical Practice Guideline for the Management of Asymptomatic Bacteriuria: 2019 Update by the Infectious Diseases Society of American. Clin Infect Dis. 2019;68(10):e83-e110. [PubMed] [Google Scholar].
4. Lê Thị Bình và cộng sự. Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải sau đặt ống thông tiểu. Tạp chí Y học thực hành, 2004. Số 02 năm 2004: p.15.
5. https://www.semanticscholar.org/paper/Microbiological-Evaluation-of-Catheter-Associated-a-Bagchi-Jaitly/d34e4031211454e1328639a9751607b2e0e2dda2?p2df
6. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2173578615000116
7. Huỳnh Minh Tuấn và cộng sự, Đặc điểm các trường hợp nhiễn khuẩn niệu liên quan ống thông tiểu tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 2017.
8. Đinh Vạn Trung, 2017, Tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện những tháng đầu năm 2017 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108’’, tạp chí Y dược lâm sàng 108; 98-103.