Đánh giá sự thay đổi nồng độ Glucose trong mẫu máu xét nghiệm theo thời gian lưu trữ mẫu

Trần Đăng Tiến1,, Nguyễn Thị Diệu1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự biến đổi nồng độ Glucose trong các mẫu máu làm xét nghiệm thường quy theo thời gian từ khi lấy mẫu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 mẫu máu đủ tiêu chuẩn, chia làm 2 nhóm chống đông Heparin và Natri Fluorid. Định lượng nồng độ Glucose tại các thời điểm: Ngay sau lấy mẫu, sau 30, 60, 90 và 120 phút. Xét nghiệm thực hiện trên máy AU480, hóa chất Beckman Coulter. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Kết quả: Nồng độ Glucose máu trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Heparin ngay sau khi lấy mẫu, 30; 60; 90 và 120 phút sau lấy mẫu: 5,74 ± 0,87; 5,50 ± 0,85 (giảm 4,18%); 5,28 ± 0,83mmol/l (giảm 8,01%); 5,09 ± 0,83 (giảm 11,32%); 4,86 ± 0,84mmol/l (giảm 15,33% so với thời điểm ngay sau lấy mẫu). Nồng độ Glucose trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Natri Fluorid không thay đổi qua thời gian lưu trữ mẫu (5,74 ± 0,87mmol/l).
Kết luận: Nồng độ Glucose máu trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng heparin giảm mạnh qua thời gian lưu trữ mẫu. Nồng độ Glucose trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Natri Fluorid không thay đổi qua thời gian lưu trữ mẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2012). "Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng", NXB Y học, trang 166-172.
2. David B. Sacks (2011). Diabetes Care 2011, 34: 518-523
3. https://www.tuyenlab.com/2016/02/9-yeu-to-anh-huong-en-ket-qua-xet.html
4. Nguyễn Quang Đông (2015). Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu,
https://luanvanyhoc.com/nghien-cuu-chat-luong-va-mot-so-yeu-to-anh-huong-toi-chat-luong-khoi-tieu-cau.