Đánh giá kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020

Lê Bá Ngọc Thạch1,, Nguyễn Thế Vinh1, Nguyễn Thị Thanh1, Bạch Thị Lan Anh1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức của điều dưỡng Bệnh viện về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp trước sau phỏng vấn trên 90 điều dưỡng tại 10 khoa lâm sàng, cận lâm sàng từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020.
Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về phòng, chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ là: 52% điều dưỡng trả lời đúng khái niệm phản vệ; 64,4% điều dưỡng hiểu biết về nguyên nhân gây sốc phản vệ; 21,1% điều dưỡng liệt kê đủ 5 nhóm biểu hiện chính của sốc phản vệ độ II. 8,9% liệt kê đúng các triệu chứng gợi ý sốc phản vệ; 94,4% biết cần phải ngừng tiếp xúc với dị nguyên khi phát hiện sốc, đặt người bệnh nằm đầu thấp và theo dõi dấu hiệu sinh tồn 3 - 5 phút một lần. 90,0% điều dưỡng biết liều lượng tiêm Adrenalin, 74,7% điều dưỡng biết cần theo dõi người bệnh 24h sau khi người bệnh ổn định. 43,3% điều dưỡng biết cả ba biện pháp phòng sốc phản vệ.
Kết luận: Nhận thức của điều dưỡng về sốc phản vệ còn nhiều bất cập, tập huấn về vấn đề này có tính cấp thiết và lâu dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 1, Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ, Hà Nội, Tr. 72-73.
2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, Tập 2, Kỹ thuật test lẩy da, Hà Nội, Tr. 57-60.
3. Bộ Y Tế (2017), Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
4. Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Sốc phản vệ, Hà Nội, Tr.102-104.
5. Bệnh viện Bắc Thăng Long (2013), Báo cáo đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch quý III năm 2013, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Vân (2013), “Đánh giá kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ của điều dưỡng Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2013, Hội nghị khoa học quốc tế điều dưỡng, Tr 22 - 27.
7. Hoàng Văn Sáng (2012), “Mô tả kiến thức của điều dưỡng trong phòng và cấp cứu sốc phản vệ tại Bệnh viện 354”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ĐD, Trường Đại học Thăng Long.
8. Tạ Thị Anh Thơ (2010), “Đánh giá kiến thức của ĐD trong việc xử trí và chăm sóc bệnh nhân sốc phản vệ tại các khoa lâm sàng bệnh viện K”, Nghiên cứu y học, Tập 14, Tr 25 - 29.
9. Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Miễn dịch đại cương, Quá mẫn, Tr.135-184.
Tài liệu tiếng Anh
10. Decker WW, Campbell RL, Manivannan V et al. The etiology and incidence of anaphylaxis in Rochester, Minnesota: a report from the Rochester Epidemiology Project. The Journal of allergy and clinical immunology 2008; 122: 1161-5.
11. Sheikh A, Hippisley-Cox J, Newton J, Fenty J. Trends in national incidence, lifetime prevalence and adrenaline prescribing for anaphylaxis in England. Journal of the Royal Society of Medicine 2008; 101: 139-43.
12. Ring J, Blaser K, Capron M et al. Anaphylaxis. Chemical Immunology and Allergy 2010; 95: 3-4.
13. Liew WK, Williamson E, Tang ML. Anaphylaxis fatalities and admissions in Australia. The Journal of allergy and clinical immunology 2009; 123: 434-442.
14. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al. World allergy organization guidelines for the assessment and management of anaphylaxis. The World Allergy Organization journal 2011; 4: 13-37.