Bước đầu đánh giá kết quả tạo hình tai bằng sụn sườn tự thân một thì ở bệnh nhân dị tật tai nhỏ bẩm sinh

Trần Thị Thanh Huyền1,, Nguyễn Thị Hương Giang1, Nguyễn Thị Thanh1, Trần Ngọc Phương Anh1, Nguyễn Hồng Hà1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Phẫu thuật tạo hình vành tai có lịch sử hình thành và phát triển kéo dài qua nhiều thế với nhiều kỹ thuật khác nhau. Vật liệu kinh điển là sụn sườn tự thân. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về kết quả tạo hình vành tai sụn sườn tự thân một thì. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật này là cần thiết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 bệnh nhân dị tật tai nhỏ bẩm sinh được phẫu thuật tạo hình vành tai bằng sụn sườn tự thân một thì tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 02/2021 - 11/2021.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu. Số liệu được phân tích bằng các phương pháp thống kê Y học dựa trên phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ = 4/1. Có 80% bệnh nhân bị dị tật tai đơn thuần. Tỉ lệ dị tật tai trái/phải =5/4, thể xoắn tai chiếm 80%. Tuổi trung bình là 16.3 tuổi. Thời gian phẫu thuật trung bình 9,2 giờ và không có biến chứng nào được ghi nhận. Đánh giá sau phẫu thuật 1 tháng, 100% trục tai ở vị trí đúng hoặc lệch trục 5 - 10 độ, 80% rãnh sau tai rõ, màu sắc da mặt trước tai và vùng mặt đạt 60% độ tương đồng. Sau 6 tháng, 100% trục tai ở đúng vị trí hoặc lệch trục 5 - 10 độ, 80% rãnh sau tai rõ, 80% cân xứng hoàn toàn tai 2 bên, màu sắc da mặt trước tai và vùng mặt có độ tương đồng đến 90% và 100% không có mọc tóc mặt trước tai.
Kết luận: Kỹ thuật phẫu thuật tạo hình vành tai một thì bằng sụn sườn sử dụng thiết bị nội soi hỗ trợ bóc vạt cân thái dương nông che phủ khung tai của chúng tôi cho kết quả sau phẫu thuật vô cùng khả quan với mức độ hài lòng cao của bệnh nhân ở các mốc thời gian 1 tháng và từ 6 tháng trở lên sau phẫu thuật về mặt thẩm mỹ và chi tiết giải phẫu. Giảm số lần phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Microtia: epidemiology and genetics - PubMed. Accessed January 4, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm. NIH. gov/ 22106030/
2. Preferential Associated Malformation in Patients With Anotia and Microtia - PubMed. Accessed January 4, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 30616309/
3. Deng K, Dai L, Yi L, Deng C, Li X, Zhu J. Epidemiologic characteristics and time trend in the prevalence of anotia and microtia in China. Birth Defects Res A Clin Mol Teratol. 2016; 106(2):88-94. doi:10.1002/bdra.23462
4. Han SE, Lim SY, Pyon JK, Bang S ik, Mun GH, Oh KS. Aesthetic auricular reconstruction with autologous rib cartilage grafts in adult microtia patients. J Plast Reconstr Aesthetic Surg JPRAS. 2015;68(8):1085-1094. doi:10.1016/ j.bjps.2015.04.016
5. Cui C, Hoon SY, Zhang R, et al. Patient Satisfaction and It's Influencing Factors of Microtia Reconstruction Using Autologous Cartilage. Aesthetic Plast Surg. 2017;41(5): 1106-1114. doi:10.1007/s00266-017-0907-y
6. Soukup B, Mashhadi SA, Bulstrode NW. Health-related quality-of-life assessment and surgical outcomes for auricular reconstruction using autologous costal cartilage. Plast Reconstr Surg. 2012;129(3):632-640. doi:10.1097/PRS.0b013e3182402ca7
7. Akter F, Mennie JC, Stewart K, Bulstrode N. Patient-reported outcome measures in microtia surgery. J Plast Reconstr Aesthetic Surg JPRAS. 2017;70(3):416-424. doi:10.1016/j.bjps. 2016.10.023
8. Widodo DW, Mars R, Suwento R, Alviandi W, Oriza IID, Bardosono S. Satisfaction and health-related quality of life of patients with microtia following reconstructive surgery using the Nagata technique. PloS One. 2021; 16(9): e0256652. doi:10.1371/journal.pone.0256652
9. Discussion: Single-stage autologous ear reconstruction for microtia - PubMed. Accessed January 4, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 24572856/
10. Reinisch JF, Lewin S. Ear reconstruction using a porous polyethylene framework and temporoparietal fascia flap. Facial Plast Surg FPS. 2009;25(3):181-189. doi:10.1055/s-0029-1239448
11. Anthropometric Assessment of the Normal Adult Human Ear - PubMed. Accessed January 4, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29963423/
12. Auricular reconstruction with porous polyethylene frameworks: outcome and patient benefit in 65 children and adults - PubMed. Accessed January 4, 2023. https://pubmed. ncbi.nlm.nih.gov/20885242/