Một số nhận xét về kết quả trị liệu hút áp lực âm trong điều trị tổn thương bỏng độ V vùng bàn tay trẻ em
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả liệu pháp hút áp lực âm trong điều trị tổn thương lộ gân xương vùng bàn tay trẻ em.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 16 bệnh nhân trẻ em với vết thương bỏng sâu lộ gân, xương vùng bàn tay; điều trị tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2022; đánh giá hiệu quả dựa trên diễn biến lâm sàng tại chỗ và kết quả phẫu thuật ghép da che phủ. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Kết quả: Tổng số 16 bệnh nhân, trẻ trai chiếm 62,5%, trẻ gái chiếm 37,5%; độ tuổi dưới 5 là 68,75%. Nguyên nhân chủ yếu do bỏng điện hạ thế chiếm 93,75%. Diện tích bỏng sâu trung bình là 7,5cm2, diện tích lộ xương trung bình là 3,6cm2. Thời gian hút áp lực âm trung bình là 14 ngày, thời gian liền vết thương trung bình là 28 ngày.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy trị liệu hút áp lực âm có hiệu quả trong điều trị vết thương lộ gân xương vùng bàn tay, góp phần chuẩn bị nền vết thương cho các phẫu thuật tiếp theo và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình liền vết thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng sâu bàn tay, trẻ em, liệu pháp hút áp lực âm
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Diện và cs (2012). Nghiên cứu ứng dụng trị liệu áp lực âm trong điều trị vết thương mạn tính.
3. Mai Xuân Thảo (2009). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
4. Lê Đức Mẫn (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và điều trị bỏng bàn ngón tay tại Viện Bỏng Quốc gia từ 6/1997 đến 6/1998. Luận văn thạc sĩ y học. Học viện Quân y.
5. Jozsa G (2018). Treatment of partial thickness hand burn injuries in children with combination of silver foam dressing and zinc-hyaluronic gel: Case reports. Medecine. 97(13). E9991.
6. Gergo J et al ( 2018). Treatment of partial thickness hand burn injuries in children with combination of silver foam dressing and Zinc-hyaluronic gel. Medecine 97(13):1-11.
7. Nguyễn Băng Tâm (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị bệnh nhân bỏng điện ở trẻ em. Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng, 2 (2019).
8. Gokdemir MT et al ( 2013). Factors affecting the clinical outcome of low-voltage electrical injuries in children. Pediatr Emerg Care. 29(3):357-9.
9. Zhang M (2017). Reconstruction of fingers after electrical injury using lateral tarsal artery flap. Ther Clin Risk Manag. 13:855-861.