Giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu động mạch kết hợp với thang điểm rbaux và diện tích bỏng sâu trên bệnh nhân bỏng nặng

Nguyễn Hải An1, Nguyễn Như Lâm1, Trần Đình Hùng1, Ngô Tuấn Hưng1,
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu động mạch kết hợp chỉ số r-Baux và diện tích bỏng sâu đối với tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 241 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn nhập viện trong vòng 24 giờ sau bỏng tại Khoa hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 01/1/2021 - 31/10/2022, có diện tích bỏng từ 20% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm tổn thương bỏng và nồng độ lactat máu động mạch lúc vào viện. Dùng ROC test phân tích giá trị tiên lượng tử vong khi kết hợp lactat máu động mạch lúc vào viện với thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu.
Kết quả: Nồng độ lactat máu động mạch lúc vào viện lớn hơn đáng kể ở nhóm tử vong so với nhóm được cứu sống (p = 0,0000). Phân tích đa biến cho thấy lactat máu động mạch lúc vào viện cùng thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu liên quan độc lập đến tỷ lệ tử vong. Phối hợp 3 chỉ số lactat vào viện, chỉ số rBaux và diện tích bỏng sâu thì giá trị tiên lượng tử vong rất tốt (AUC = 0,923; độ nhạy: 81,97%; độ đặc hiệu: 85,56%).
Kết luận: Giá trị tiên lượng tử vong của lactat máu động mạch lúc vào viện kết hợp với thang điểm rBaux và diện tích bỏng sâu là rất tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brusselaers N, Monstrey S, Vogelaers D, Hoste E, Blot S (2010). Severe burn injury in Europe: a systematic review of the incidence, etiology, morbidity, and mortality. Critical care, 14(5):1-12.
2. Steinvall I, Elmasry M, Abdelrahman I, El-Serafi A, Sjöberg F (2021). Addition of admission lactate levels to Baux score improves mortality prediction in severe burns. Scientific reports, 11(1):1-9.
3. Osler T, Glance LG, Hosmer DW (2010). Simplified estimates of the probability of death after burn injuries: extending and updating the baux score. Journal of Trauma and acute care surgery, 68(3):690-697.
4. Lutken P (1937). Mortality from burns. Ugesk Laeger, 99:409.
5. Farmer AW (1943) Experience with burns at the hospital for sick children. The American Journal of Surgery, 59(2):195-209.
6. Baux S (1961). Contribution à l'étude du traitement local des brûlures thermiques étendues, AGEMP.
7. Dokter J, Meijs J, Oen IM, van Baar ME, van der Vlies CH, Boxma H (2014). External validation of the revised Baux score for the prediction of mortality in patients with acute burn injury. Journal of Trauma and acute care surgery, 76(3):840-845.
8. Heng JS, Clancy O, Atkins J, Leon-Villapalos J, Williams AJ, Keays R, Hayes M, Takata M, Jones I, Vizcaychipi MP (2015). Revised Baux Score and updated Charlson comorbidity index are independently associated with mortality in burns intensive care patients. Burns, 41(7):1420-1427.
9. Williams D, Walker J (2015). A nomogram for calculation of the Revised Baux Score. Burns, 41(1):85-90.
10. Cochran A, Edelman LS, Saffle JR, Morris SE (2007). The relationship of serum lactate and base deficit in burn patients to mortality. Journal of burn care & research, 28(2):231-240.
11. Jeng JC, Jablonski K, Bridgeman A, Jordan MH (2002). Serum lactate, not base deficit, rapidly predicts survival after major burns. Burns, 28(2):161-166.