Đặc điểm kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giáo dục sức khỏe có vai trò to lớn trong việc giúp người bệnh thay đổi hành vi có hại và duy trì hành vi có lợi cho sức khỏe. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động giáo dục sức khỏe thì người điều dưỡng cần có kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe tốt.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, kỹ năng của điều dưỡng, hộ sinh về giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản Thiện An năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên toàn bộ 15 điều dưỡng và hộ sinh đang trực tiếp chăm sóc người bệnh từ tháng 4/2022 đến tháng 10 năm 2022. Bộ công cụ đáng giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng về hoạt động giáo dục sức khỏe. Điểm trung bình kiến thức, thực hành càng cao thì kiến thức, thực hành của điều dưỡng và hộ sinh càng tốt và ngược lại. Phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 20.0 được sử dụng để nhập và phân tích số liệu.
Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức tốt là 60,0%; khá là 20,0% và trung bình là 20,0%. Điểm trung bình kiến thức là 49,8(±7,06)/60 điểm. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kỹ năng tốt là 13,3%; khá là 33,3%; trung bình là 53,3% và không có điều dưỡng, hộ sinh nào yếu. Điểm trung bình 08 kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, hộ sinh là 28,2(±3,97)/40 điểm.
Kết luận. Kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Thiện An ở mức cao. Tuy nhiên có một số điều dưỡng, hộ sinh và một số nội dung kiến thức, kỹ năng giáo dục sức khỏe cần tập trung đào tạo, rèn luyện thêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, kỹ năng, giáo dục sức khỏe, điều dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Casey, D. (2017) Using action research to change health-promoting practice, Nursing and Health Sciences, vol.9 (pg.5-13).
3. Bùi Thị Bích Ngà (2011). Thực trạng công tác chăm sóc của Điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại BV YHCT TW, năm 2011, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
4. Nguyen Hong Minh (2020). Identification of Nursing Activities at General Medical and Surgical Nursing Units in Vietnam. Master’s Thesis Department of Nursing Sciences The Graduate School, Ajou University.
5. Phạm Thị Loan và cộng sự (2006). Khảo sát thực trạng giao tiếp của điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên tại bệnh viện C Thái Nguyên". Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, tr. 169-175.
6. Trịnh Thị Tuyết (2022). Thực trạng kiến thức giáo dục sức khỏe của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện nội tiết Trung ương năm 2022. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng - Tập 05 - Số 04. Tr 191 - 200.
7. Trần Thị Hằng Nga, Nguyễn Thị Minh Chính (2018). Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1(3), 28-34.
8. Yael Livne, Ilana Peterfreund, Janna Sheps (2017). Barriers to patient education and their relationship to nurses’ perceptions of patient education climate, Journal for the Clinical Nursing Specialists. 5(4). https:// doi.org/10.5430/cns. v5n4p65.