Gây mê cho phẫu thuật ung thư xương hàm dưới và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu

Nguyễn Ngọc Thạch1,, Nguyễn Hùng Thắng1, Vũ Hữu Trung1, Nguyễn Văn Quỳnh2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây mê cho phẫu thuật ung thư xương hàm dưới và tạo hình bằng vạt vi phẫu là một thách thức đối với bác sĩ gây mê vì thời gian phẫu thuật dài, kiểm soát đường thở khó, duy trì huyết áp phù hợp tạo thuận lợi cho phẫu thuật. Vào ngày 16/01/2023, lần đầu tiên bệnh viện quân y 103 thực hiện phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới và sàn miệng có nạo vét hạch cổ I, II, III, IV hai bên và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu cho bệnh nhân K biểu mô hàm dưới T4N2M0 với phương pháp vô cảm gây mê nội khí quản.
Giới thiệu ca bệnh: Người bệnh Nguyễn Khắc D. nam, 54 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Ngày 3/1/2023, bệnh nhân vào Khoa Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhiệt độ 370C, hô hấp và huyết động ổn định, không có bệnh lý kết hợp, không dị ứng.
Tại chỗ: Khối u sùi vùng lợi sàn miệng vùng R31-44 cứng chắc, gồ ghề, không đau, không viêm loét. Kết quả xét nghiệm hóa sinh và huyết học trước mổ nằm trong giới hạn bình thường.
Ngày 09/01/2023, bệnh nhân đã được sinh thiết tổn thương và kết quả mô bệnh học kết luận ung thư biểu mô tế bào vảy, sừng hóa, độ II. Lúc 08 giờ ngày 16/01/2023 bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ với chẩn đoán K biểu mô xương hàm dưới T4N2M0, phương pháp phẫu thuật là cắt đoạn xương hàm dưới và sàn miệng có nạo vét hạch cổ I, II, III, IV hai bên và tạo hình bằng vạt xương mác vi phẫu với phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản. Quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra an toàn. Bệnh nhân ra viện ngày 17/02/2023.
Kết luận: Chuyển vạt vi phẫu trong điều trị các khối u ác tính ở vùng đầu mặt cổ là một thách thức đối với bác sĩ gây mê và mục tiêu cuối cùng là tối ưu hóa các điều kiện sinh lý để vạt tồn tại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goswami U, Jain A (2021). Anaesthetic implications of free-flap microvascular surgery for head and neck malignancies - A relook. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 37(4):499-504.
2. Supkis DE Jr, Dougherty TB, Nguyen DT, Cagle CK (1998). Anesthetic management of the patient undergoing head and neck cancer surgery. Int Anesthesiol Clin 36:21-29
3. Neelakanta G, Chikyarappa A (2006). A review of patients with pulmonary aspiration of gastric contents during anesthesia reported to the Departmental Quality Assurance Committee. J Clin Anesth 18:102-107.
4. Nikhar SA, Sharma A, Ramdaspally M, Gopinath R (2017). Airway Management of Patients Undergoing Oral Cancer Surgery: A Retrospective Analysis of 156 Patients. Turk J Anaesthesiol Reanim 45(2):108-111
5. Zheng, G., Feng, L. & Lewis, C.M (2019). A data review of airway management in patients with oral cavity or oropharyngeal cancer: a single-institution experience. BMC Anesthesiol 19, 92.
6. Burtner DD, Goodman M (1978). Anesthetic and Operative Management of Potential Upper Airway Obstruction. Arch Otolaryngol 104(11): 657-661.
7. James I. Beck, Kevin D. Johnston (2014). Anaesthesia for cosmetic and functional maxillofacial surgery. Continuing Education in Anaesthesia Critical Care & Pain 14(1):38-42.
8. Claroni C, Torregiani G, Covotta M, et al. (2016). Protective effect of sevoflurane preconditioning on ischemia-reperfusion injury in patients undergoing reconstructive plastic surgery with microsurgical flap, a randomized controlled trial. BMC Anesthesiol. 16(1):66
9. Swaraj, Dr & Sonowal, Swaraj & Das, Anupam & Sumanjit, Dr & Boro, Sumanjit S & Borah, Tridip. (2020). Anaesthetic considerations for head and neck cancers in patients undergoing reconstructive free flap surgeries-a review of 55 patients. European Journal of Translational and Clinical Medicine. 7.
10. Sear J. W. (1998). Recent advances and developments in the clinical use of i.v. opioids during the peroperative period. British journal of anaesthesia, 81(1):38-50