Đặc điểm và các yếu tố tiên lượng tử vong trên người bệnh bỏng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2022

Ngô Đức Hiệp1,, Võ Thanh Phong1, Nguyễn Thị Quỳnh Giao1, Lê Thị Mỹ Chi1, Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Nguyễn Thị Hoa1, Ngô Thị Ánh Nguyệt1, Dương Thị Dung1, Hán Thị Út Khâm1, Văng Thị Yến Nhi1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trên người bệnh bỏng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 2.053 dữ liệu của người bệnh (NB) bỏng từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022 điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Số ngày điều trị trung bình là 18,2 ngày. Số ngày điều trị trung bình ở người bệnh sống sót là 19,6 ngày và ở người bệnh tử vong là 10,1 ngày. Nữ giới có số ngày điều trị trung bình kéo dài hơn Nam giới. Người bệnh trong độ tuổi lao động, ở nông thôn có số ngày điều trị trung bình kéo dài hơn. Người bệnh bỏng điện có số ngày điều trị trung bình kéo dài nhất là 28,7 ngày. Số ngày điều trị trung bình kéo dài theo mức độ bỏng và bỏng độ V có số ngày điều trị trung bình dài nhất là 34,6 ngày. Các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng huyết (4,97%), sốc nhiễm khuẩn (3,9%), suy thận cấp (2,78%), viêm phổi (1,7%) và nhiễm nấm huyết (1,32%). Tỷ lệ tử vong chung là 14,7%.
Người bệnh có diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu càng lớn thì tỷ lệ tử vong càng cao. Người bệnh bỏng có rối loạn tâm thần và hành vi kèm theo có tỷ lệ tử vong là 50%. Tuổi, bỏng hô hấp, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, phẫu thuật và bệnh rối loạn tâm thần và hành vi kèm theo là các yếu tố mạnh nhất tiên lượng tử vong.
Kết luận: Số ngày điều trị trung bình là 18,2 ngày. Người bệnh bỏng điện, bỏng sâu có số ngày điều trị trung bình kéo dài nhất. Tỷ lệ tử vong chung là 14,7%. Tỷ lệ tử vong tỷ lệ thuận với diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu. Tuổi, bỏng hô hấp, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, phẫu thuật và bệnh rối loạn tâm thần và hành vi kèm theo là các yếu tố tiên lượng tử vong mạnh nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Burn Association. National Burn Repository 2019 Update. 2019; Available from: https://ameriburn.org/research/burn-dataset/.
2. Anami E. H. T., Zampar E. F., Tanita M. T., et al. (2017), "Treatment costs of burn victims in a university hospital", Burns, 43 (2), pp. 350-356.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH Việt Nam luôn đồng hành, đặt quyền lợi tối đa cho người tham gia BHYT. 2023; Available from: https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y-te.aspx?ItemID=20016&CateID=0.
4. Institute for Health Metrics and Evaluation. Global Burden of Disease (GBD). 2019; Available from: https://vizhub.healthdata.org/ gbd-results/.
5. Kruger E., Kowal S., Bilir S. P., et al. (2020), "Relationship Between Patient Characteristics and Number of Procedures as well as Length of Stay for Patients Surviving Severe Burn Injuries: Analysis of the American Burn Association National Burn Repository", Journal of Burn Care & Research, 41 (5), pp. 1037-1044.
6. Ngô Minh Đức, Chu Anh Tuấn, Lê Quốc Chiểu (2021), "Đặc điểm bỏng hàng loạt và kết quả điều trị: Số liệu 5 năm tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia (2016 - 2020)", Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, (3), tr. 12-20.
7. Ngô Minh Đức, Chu Anh Tuấn, Nguyễn Gia Tiến và cộng sự (2020), "Đặc điểm và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng: Dữ liệu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 10 năm (từ 2010 đến 2019)", Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, (1), tr. 7-22.
8. Ngô Tuấn Hưng, Nguyễn Như Khánh, Nguyễn Quang Hiếu (2022), "Cơ cấu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh nhân bỏng nặng", Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, (3), tr. 47-53.
9. Nguyễn Ngọc Tuấn (2018), "Giáo trình Bỏng", Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
10. WHO. Burn. 2018; Available from: https://www.who. int/ news-room/fact-sheets/detail/burns.
11. Yakupu A., Zhang J., Dong W., et al. (2022), "The epidemiological characteristic and trends of burns globally", BMC Public Health, 22 (1), pp. 1596.
12. Lip H. T. C., Idris M. A. M., Imran F. H., et al. (2019), "Predictors of mortality and validation of burn mortality prognostic scores in a Malaysian burns intensive care unit", BMC Emerg Med, 19 (1), pp. 66.
13. Mulatu D., Zewdie A., Zemede B., et al. (2022), "Outcome of burn injury and associated factor among patient visited at Addis Ababa burn, emergency and trauma hospital: a two years hospital-based cross-sectional study", BMC Emerg Med, 22 (1), pp. 199.
14. James S. L., Lucchesi L. R., Bisignano C., et al. (2020), "Epidemiology of injuries from fire, heat and hot substances: global, regional and national morbidity and mortality estimates from the Global Burden of Disease 2017 study", Inj Prev, 26 (Supp 1), pp. i36-i45.
15. Abdel Wahab M. E., Sadaka M. S., Elbana E. A., et al. (2018), "Evaluation of prognostic factors affecting length of stay in hospital and mortality rates in acute burn patients", Ann Burns Fire Disasters, 31 (2), pp. 83-88.
16. Sheckter C. C., Pham C., Rochlin D., et al. (2020), "The association of burn patient volume with patient safety indicators and mortality in the US", Burns, 46 (1), pp. 44-51.
17. Ghaed Chukamei Z., Mobayen M., Bagheri Toolaroud P., et al. (2021), "The length of stay and cost of burn patients and the affecting factors", Int J Burns Trauma, 11 (5), pp. 397-405.
18. Mason S. A., Nathens A. B., Byrne J. P., et al. (2017), "Trends in the epidemiology of major burn injury among hospitalized patients: A population-based analysis", J Trauma Acute Care Surg, 83 (5), pp. 867-874.
19. Saavedra P. A. E., De Oliveira Leal J. V., Areda C. A., et al. (2021), "The Costs of Burn Victim Hospital Care around the World: A Systematic Review", Iran J Public Health, 50 (5), pp. 866-878.
20. Güldoğan C. E., Kendirci M., Gündoğdu E., et al. (2019), "Analysis of factors associated with mortality in major burn patients", Turk J Surg, 35 (3), pp. 155-164.