Đánh giá tình trạng cải thiện hô hấp sau can thiệp vật lý trị liệu hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân hạn chế vận động lâu ngày tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nguyễn Hồng Phong1,, Bùi Thanh Lợi1, Trương Thị Thúy1, Nguyễn Thị Nga1, Trịnh Thị Thanh Tú1, Nguyễn Thị Tuyến1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ cải thiện tình trạng hô hấp sau can thiệp hỗ trợ hô hấp cho 30 bệnh nhân hạn chế vận động lâu ngày tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân hạn chế vận động lâu ngày đang điều trị tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, quan sát, so sánh trước và sau can thiệp hỗ trợ hô hấp.
Kết quả: Các chỉ số hô hấp có sự cải thiện trước và sau can thiệp hỗ trợ hô hấp (p < 0,05): Rối loạn nhịp thở là 40%, tăng tiết đờm dãi là 51,67%, Tình trạng khò khè là 46,67%, Rút lõm cơ hô hấp là 33,33%, SpO2 tăng từ 95,8 ± 1,24% lên 98,53 ± 0,62% (p > 0,05).
Kết luận: Can thiệp hỗ trợ hô hấp có hiệu quả cải thiện tình trạng hô hấp ở bệnh nhân hạn chế vận động lâu ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Hà Nội (2004). Giải phẫu học, "Bài giảng Hệ Hô hấp", Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Đại học Y Hà Nội (2011). Sinh lý học, "Bài giảng Sinh lý Hô hấp", Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bệnh viện Phổi Trung ương (2020). Chuyên đề đào tạo phục hồi chức năng hô hấp, "Chương trình phục hồi chức năng hô hấp tại các khoa điều trị lâm sàng". tr 42-48.
4. Hoàng Thị Nguyệt, Hoàng Thúy Hằng (1018). "Đánh giá tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung của trẻ mắc bệnh viêm phế quản tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp". Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, số 26, (2019).
5. Đỗ Thị Bích Vân, Đỗ Mạnh Hùng (2012). "Nhận xét cải thiện tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 4, (2012).
6. Bạch Thị Hoa (2011). “ Đánh giá hiệu quả lý liệu pháp hô hấp trên bệnh nhân trẻ em xẹp phổi sau rút nội khí quản ở Viện tim Hà Nội”. Đề tài cấp cơ sở, Viện tim Hà Nội.
7. David J. Berlowitz, Brooke Wadsworth Jack Ross (2016). Respiratory problems and management in people with spinal cord injury, Breathe, 2016 Dec; 12(4): 328-340
8. David J Berlowitz 1, Jeanette Tamplin (2013). Respiratory muscle training for cervical spinal cord injury, Cochrane Database Syst Rev. 2013 Jul 23;(7): CD008507.
9. J Tamplin, D J Berlowitz (2014). A systematic review and meta-analysis of the effects of respiratory muscle training on pulmonary function in tetraplegia, Spinal Cord, 2014 Mar;52(3):175-80.
10. Cameron M Gee , et al (2019). Respiratory muscle training in athletes with cervical spinal cord injury: effects on cardiopulmonary function and exercise capacity, J Physiol. 2019 Jul;597(14):3673-3685.