Ứng dụng vạt nhánh xuyên động mạch mu chân ngón 1 quặt ngược trong điều trị các khuyết hổng ngón 1 bàn chân

Trần Đình Trường Đạt1, Nguyễn Thanh Xuân1, Nguyễn Đức Hạnh1,, Nguyễn Phù Đông Phương1, Hoàng Thanh Hiệp1
1 Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Các khuyết hổng ở đầu xa các ngón chân cần vạt có mạch máu che phủ. Chính vì vậy vạt tự do là một lựa chọn hợp lý để điều trị ở vùng này. Tuy nhiên, việc sử dụng thay thế bằng các vạt nhánh xuyên giúp phẫu thuật viên có thể tránh được các bất lợi liên quan đến chuyển vạt vi phẫu. Nhánh xuyên động mạch mu chân ngón 1 (ĐMMCN1) là một lựa chọn nằm trong số đó. Mục đích bài báo cáo này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng vạt nhánh xuyên ĐMMCN1 che phủ các khuyết hổng ở ngón 1 bàn chân tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.
Phương pháp nghiên cứu: Vạt ĐMMCN1 chuẩn được lấy từ mu chân và nhấc lên theo kiểu đảo ngược dựa trên nhánh xuyên xa hay nhánh xuyên từ cung gan chân ở 6 bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm ngón 1 bàn chân.
Kết quả: Việc bảo tồn ngón 1 bàn chân đều đạt được ở tất cả các bệnh nhân. Vạt nhánh xuyên ĐMMCN1 có thể đạt được mục tiêu tạo hình và vị trí cho hồi phục tốt, không bị có rút. Chỉ duy nhất 1 trường hợp xảy ra tình trạng nhiễm trùng do có vi khuẩn đa kháng.
Kết luận: Vạt nhánh xuyên ĐMMCN1 có thể sử dụng như một vạt tại chỗ để che phủ các trường hợp khuyết hổng phần mềm ngón 1 (mổ cấp cứu, mổ chương trình). Tại vị trí cho có thể giải quyết bằng cách đóng trực tiếp vết thương hoặc ghép da dày. Tiền đề cho ứng dụng vạt phức hợp da - cân - xương bàn I vi phẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Qichang Mei, Yaodong Gu, et al, “Foot shape and plantar pressure relationships in shod and barefoot populations,” Biomechanics and Modeling in Mechanobiology, tập 19, số 4, p. 1211-1224, 2020.
2. Ishikawa K, Isshiki N, Suzuki S, et al, “Distally based dorsalis pedis island flap for coverage of the distal portion of the foot,” Br J Plast Surg, tập 40, số 5, pp. 521-525, 1987.
3. St. Laurent JY, Lanzetta M, “Resurfacing of the donor defect after wrap-around toe transfer with a free lateral forearm flap,” J Hand Surg Am, tập 22, số 5, pp. 913-917, 1997.
4. Hayashi A and Maruyama Y, “Reverse first dorsal metatarsal artery flap for reconstruction of the distal foot,” Ann Plast Surg, tập 31, số 3, pp. 117-122, 1993.
5. Roukis TS, Landsman AS, “A Simple salvage technique for single stage, soft tissue coverage of plantar first metatarsal head ulcerations and ablation of great toe osteomyelitis,” Plast Reconstr Surg, tập 113, số 3, pp. 1098-1100, 2004.
6. Butler CE and Chevray P, “ Retrograde-flow medial plantar island flap reconstruction of distal forefoot, toe, and webspace defects,” Ann Plast Surg, tập 49, số 2, pp. 196-201, 2009.
7. Giraldo F, De Haro F, and Ferrer A, “Opposed transverse extended V-Y plantar flaps for reconstruction of neuropathic metatarsal head ulcers,” Plast Reconstr Surg, tập 108, số 4, pp. 1019-1024, 2001.
8. Senyuva C, Yucel A, Fassio E, et al, “Reverse first dorsal metatarsal artery adipofascial flap,” Ann Plast Surg, tập 36, số 2, pp. 158-161, 1996.
9. Samson MC, Morris SF, Tweed AEJ, “Dorsalis pedis flap donor site: acceptable or not?,” Plast Reconstr Surg, tập 102, số 5, pp. 1549-1554, 1998.
10. Ohmori K and Harii K, “Free dorsalis pedis sensory flap to the hand, with microneurovascular anastomosis,” Plast Reconstr Surg, tập 58, số 5, pp. 546-554, 1976.
11. Yeo CJ, Sebastin SJ, Ho SY, et al, “The dorsal metatarsal artery perforator flap,” Ann Plast Surg, tập 73, số 4, pp. 441-444, 2014.
12. Hallock GG, “Distally based flaps for skin coverage of the foot and ankle,” Foot Ankle Int, tập 17, số 6, pp. 343-348, 1996.
13. Balakrishnan C, Chang YJ, Balakrishnan A, et al, “Reversed dorsal metatarsal artery flap for reconstruction of a soft tissue defect of the big toe,” Can J Plast Surg, tập 17, số 3, pp. 11-12, 2009.
14. Pignatti M, Ogawa R, Hallock GG, et al, “The “Tokyo” consensus on propeller flaps,” Plast Reconstr Surg, tập 127, số 2, pp. 716-722, 2011.
15. Hou Z, Zou J, Wang Z, et al, “Anatomical classification of the first dorsal metatarsal artery and its clinical application,” Plast Reconstr Surg, tập 132, số 6, pp. 1028-1039, 2013.
16. Lee JH and Dauber W, “Anatomic study of the dorsalis pedis first dorsal metatarsal artery,” Ann Plast Surg, tập 38, số 1, pp. 50-55, 1997.
17. Hallock GG, “The propeller flap version of the adductor muscle perforator flap for coverage of ischial or trochanteric pressure sores,” Ann Plast Surg, tập 56, số 5, pp. 540-542, 2006.
18. Hallock GG, “Attributes and shortcomings of acoustic Doppler sonography in identifying perforators for flaps from the lower extremity,” J Reconstr Microsurg, tập 25, số 6, pp. 377-381, 2009.
19. Robinson DW, “Microsurgical transfer of the dorsalis pedis neurovascular island flap,” Br J Plast Surg, tập 29, số 3, pp. 209-213, 1976.
20. Jakubietz RG, Jakubietz MG, Gruenert JG, et al, “The 180-degree perforator based propeller flap for soft tissue coverage of the distal, lower extremity: a new method to achieve reliable coverage of the distal lower extremity with a local, fasciocutaneous perforator flap,” Ann Plast Surg, tập 59, số 6, pp. 667-671, 2007.