Ứng dụng thành công tấm lưới phẫu thuật trong điều trị tổn thương bỏng sâu thành bụng trước ở người lớn do dòng điện cao thế

Đỗ Lương Tuấn1, Mai Xuân Thảo1, Tạ Huy Hoàng1,
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sửa chữa tái tạo các khuyết hổng toàn bộ thành bụng sau khi cắt lọc hoại tử do bỏng điện vẫn là một thách thức về mặt lâm sàng. Phẫu thuật sửa chữa thành bụng lý tưởng có nghĩa là phục hồi tính toàn vẹn của thành bụng và duy trì sức căng của thành bụng để ngăn ngừa sự xuất hiện của thoát vị thành bụng. Sử dụng các vạt da là một lựa chọn tốt khi điều trị các khuyết hổng thành bụng nhưng khó ứng dụng trong đa số trường hợp.
Lưới phẫu thuật (surgical mesh) là một tấm lưới dệt được sử dụng làm giá đỡ vĩnh viễn hoặc tạm thời cho các cơ quan và các mô khác trong quá trình phẫu thuật được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của lưới phẫu thuật là điều trị các trường hợp thoát vị thành bụng đảm bảo duy trì sức căng thành bụng ổn định, lâu dài và Polypropylene (PP) là loại lưới được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, hiện vật liệu này chưa được sử dụng rộng rãi trong điều trị bỏng sâu gây tổn khuyết lớn, sâu vùng bụng.
Chúng tôi xin giới thiệu 01 ca tổn khuyết thành bụng do bỏng điện cao thế được điều trị thành công khi sử dụng tấm lưới phẫu thuật kết hợp trong điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kumar P, Varma R. Immediate reconstruction of chest and abdominal wall defect following high voltage electrical injury. Burns 1994;20:557-9.
2. Miladick R. A., Pickrell K. I., Royer J. R., et al (1969). Skin graft reconstruction of a massive full-thickness abdominal wall defect. Pk. Recomfr. Surg. 43, 587.
3. Neumayer, Leigh; Giobbie-Hurder, Anita; Jonasson, Olga; Fitzgibbons, Robert Jr.; Dunlop, Dorothy; Gibbs, James; Reda, Domenic; Henderson, William (2004-04-29). "Open Mesh versus Laparoscopic Mesh Repair of Inguinal Hernia". New England Journal of Medicine. 350 (18): 1819-1827.
4. Haberal M. (1986). Electrical bums: a five-year experience - 1985 Evans Lecture. J. Traumu. 26, 103.
5. Bingham H. (1986). Electrical bums. Clin. P/ask Surg. 13, 75.
6. Abdominal wall reconstruction in an electrical burn with a myocutaneous tensor fasciae latae island flap. Case report.
7. Stone HH, Fabian TC, Turkleson ML, Jurkiewicz MJ. Management of acute full-thickness losses of the abdominal wall.Ann Surg 1981; 193: 612±8
8. Mathes SJ, Steinwald PM, Foster RD, et al. Complex abdominal wall reconstruction: A comparison of flap and mesh closure. Ann Surg 2000;232:586-96.
9. Burger JW, Luijendijk RW, Hop WC, et al. Long-term follow-up of a randomized controlled trial of suture versus mesh repair of incisional hernia. Ann Surg 2004; 240: 578-83.
10. Hultman CS, Clayton JL, Kittinger BJ, et al. Learning curves in abdominal wall reconstruction with components separation: one step closer toward improving outcomes and reducing complications. Ann Plast Surg 2014;72:S126-31.
11. Sukkar SM, Dumanian GA, Szczerba SM, et al. Challenging abdominal wall defects. Am J Surg 2001;181:115-21
12. Tanasescu C, Faur M. and Sabau D. Day-case surgery in the context of inguinal hernia repair by the modified Lichtenstein technique - A single-center experience. Chirurgia (Bucur). 114:115-120. 2019.