Đánh giá kết quả điều trị loét cùng cụt bằng phẫu thuật chuyển vạt da cân ngẫu nhiên tại Bệnh viện Quân y 4

Phan Quốc Khánh1,, Phạm Quang Anh1
1 Bệnh viện Quân y 4

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt da cân ngẫu nhiên điều trị loét tỳ đè cùng cụt.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu 55 bệnh nhân bị loét tỳ đè cùng cụt giai đoạn III, IV, điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 4 từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2022. Tuổi từ 43 đến 89 tuổi, trung bình 67,71 tuổi, gồm 38 bệnh nhân nam, 17 bệnh nhân nữ. Bệnh nhân (BN) khi vào viện được xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Tất cả bệnh nhân đều được phẫu thuật chuyển vạt tại chỗ điều trị loét tỳ đè vùng cùng cụt. Theo dõi đánh giá kết quả sau phẫu thuật.
Kết quả: 100% bệnh nhân lúc nhập viện đều có hoại tử mô mềm, 63,63% bệnh nhân có hoại tử xương cùng cụt. Sau cắt lọc, 9 bệnh nhân có phù nề quanh ổ loét, 18 bệnh nhân có mô hạt, 28 bệnh nhân còn dịch tiết đục, hôi. Trước phẫu thuật chuyển vạt có 14 bệnh nhân còn hoại tử mô mềm, 7 bệnh nhân còn hoại tử xương cùng cụt.
Biến chứng sau mổ: Chảy máu xảy ra sớm ngay sau phẫu thuật ở 2 bệnh nhân, 2 bệnh nhân bị chèn cuống vạt do tư thế và 2 bệnh nhân bị hoại tử mép vạt, nhiễm khuẩn tại chỗ, bục chỉ khâu. Kết quả sau mổ < 6 tháng: Tốt 47 bệnh nhân, trung bình 8 bệnh nhân. Sau mổ từ 6 - 12 tháng: Tốt 43 bệnh nhân; xấu 1 bệnh nhân. Sau mổ > 12 tháng: Tốt 35 bệnh nhân; xấu 1 bệnh nhân.
Kết luận: Loét cùng cụt thường gặp ở người có nhiều bệnh nền, diễn biến tại ổ loét phức tạp. Vạt da cân ngẫu nhiên điều trị tổn thương loét cùng cụt giai đoạn III, IV an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fade, G., et al., (2013). Anatomical basis of the lateral superior gluteal artery perforator (LSGAP) flap and role in bilateral breast reconstruction. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 66(6): 756-62.
2. Hai, H.L., et al., (2013). Quadrilobed superior gluteal artery perforator flap for sacrococcygeal defects.Chin Med J (Engl), 126(9): 1743-9.
3. NPUAP. (2007) Pressure ulcer stages revised by the National Pressure Ulcer Advisory Panel. Ostomy Wound Manage, 53(3): 30-1.
1. 4. . Nguyễn Văn Thanh (2018). Nghiên cứu vạt nhánh xuyên động mạch mông trên kết hợp hút áp lực âm trong điều trị loét mạn tính vùng cùng cụt. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội.
4. Lin, C.T., et al., (2014). Modification of the superior gluteal artery perforator flap for reconstruction of sacral sores. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 67(4): 526-32.
5. Pham, C., P., Middleton, and G. Maddern (2003). Vacuum-assisted closure for the management of wounds: an accelerated systematic review. Stepney, 2003: 53, SA: Australian Safety and Efficacy Register of New Interventional Procedures - Surgical (ASERNIP-S).
6. Trần Ngọc Diệp, Chu Anh Tuấn (2013). “Nghiên cứu tác dụng của trị liệu áp lực âm trong điều trị vết thương mạn tính” Tạp chí Bỏng & Y học thảm họa 1-2013: tr 74-81.
7. Chang, J.W., J.H. Lee, và M.S. Choi (2016). Perforator-based island flap with a peripheral muscle patch for coverage of sacral sores. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 69(6): 777-82.
8. Xie, Y., et al. (2015). A composite gluteofemoral flap for reconstruction of large pressure sores over the sacrococcygeal region. J Plast Reconstr Aesthet Surg, 68(12): 1733-42.