Đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy của điều dưỡng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020.

Phan Trường Tuệ1,, Hoàng Thị Uyên1, Phạm Ngọc Anh1, Hoàng Chung Hiếu1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy (VPTM) của điều dưỡng năm 2020 trước và sau đào tạo tại Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, thực hiện tại Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 04/2020 đến tháng 09/2020 trên 25 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh thở máy và thực hành các biện pháp dự phòng viêm phổi thở máy.
Kết quả: Điều dưỡng trong độ tuổi từ 20 - 40 tuổi, chủ yếu đã công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu trên 10 năm (56%). Tất cả các điều dưỡng viên đều có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó có 28% có trình độ đại học. Trước đào tạo điều dưỡng viên có kiến thức đúng về sử dụng dây máy thở, sử dụng bẫy nước và thực hành đúng trong chăm sóc răng miệng, hút nội khí quản là thấp nhất (68%). Sau đào tạo số lượng điều dưỡng có kiến thức và thực hành dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy (VPLQTM) cao hơn trước đào tạo.
Kết luận: Công tác đào tạo cho điều dưỡng viên về kiến thức, thực hành các biện pháp dự phòng VPTM là cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, có kiểm tra và giám sát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Torres A., Niederman M. S., Chastre J.et al. (2017) International ERS/ESICM/ESCMID/ALAT guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia: guidelines for the management of hospital-acquired pneumonia (HAP)/ventilator-associated pneumonia (VAP) of the European Respiratory Society (ERS), European Society of Intensive Care Medicine (ESICM), European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) and Asociación Latinoamericana del Tórax (ALAT). European Respiratory Journal, 50 (3),
2. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực, Ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
3. Society A. T., America I. D. S. o. (2005) Guidelines for the management of adults with hospital-acquired, ventilator-associated, and healthcare-associated pneumonia. American journal of respiratory and critical care medicine, 171 (4), 388.
4. Advisory S., Steering S., Committee I. P. G. (2018) ISBI Practice Guidelines for Burn Care, Part 2. Burns: journal of the International Society for Burn Injuries, 44 (7), 1617.
5. Palmieri T. L. (2009) Inhalation injury consensus conference: conclusions. Journal of Burn Care & Research, 30 (1), 209-210.
6. Blot S. I., Labeau S., Vandijck D., et al. (2007) Evidence-based guidelines for the prevention of ventilator-associated pneumonia: results of a knowledge test among intensive care nurses. Intensive care medicine, 33 (8), 1463-1467.
7. Đặng Thị Vân Trang (2011) Khảo sát mức độ tuân thủ thực hành phòng ngừa viêm phổi liên quan thở máy tại các đơn vị săn sóc đặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học dự phòng, 7 (2).