Lựa chọn phương pháp vô cảm mổ lấy thai ở sản phụ bỏng (Thông báo lâm sàng).
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương bỏng gây biến đổi bệnh lý có hại cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Các trường hợp bỏng nặng, tùy trường hợp cụ thể mà cần can thiệp sản khoa, mổ lấy thai để cứu con đồng thời điều trị tích cực cho mẹ.
Ngày 20/03/2020, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã phối hợp với Khoa Phụ sản/Bệnh viện Quân y 103 mổ lấy thai dưới gây mê nội khí quản cho một sản phụ có thai 35 tuần bị bỏng lửa cồn 54% (31%) độ II, III, IV mặt, thân trước tứ chi, sốc bỏng, theo dõi bỏng hô hấp giờ thứ nhất.
Giới thiệu ca bệnh: Sản phụ có thai 35 tuần bị bỏng lửa cồn hồi 11 giờ ngày 20/3/2020, vào Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày trong tình trạng sốc bỏng, tỉnh táo, đau rát họng, nhiệt độ 36,60C; tần số tim 121 chu kỳ/phút; huyết áp 157/126mmHg, tự thở 25 lần/phút, SpO2 99%; rì rào phế nang êm, không có rales, bụng mềm chưa bài niệu từ khi bỏng, tức bụng, không thấy thai máy, không ra máu âm đạo bất thường. Tại vùng tổn thương mặt, thân trước tứ chi có diện tích bỏng 54% (31%) độ II, III, IV. Vào hồi 16 giờ cùng ngày bệnh nhân đã được mổ lấy thai dưới gây mê nội khí quản.
Kết luận: Gây mê nội khí quản cho phẫu thuật lấy thai trên sản phụ sốc bỏng là phương pháp vô cảm hợp lý hơn cả so với gây tê vùng, tuy nhiên cần sẵn sàng hồi sức hô hấp tuần hoàn cho trẻ sơ sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây mê nội khí quản, mổ lấy thai, sản phụ bỏng
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn gây mê hồi sức trường đại học y Hà nội (2006), Gây mê mổ lấy thai, Bài giảng gây mê hồi sức dùng cho đại học và sau đại học tập II, Nhà xuất bản y học, Hà nội, trang 274-298
3. Wilton C. Levine (2010), Handbook of Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital, eighth edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA, p.478-534