Vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da ở bệnh nhân tăng men gan phản ứng (Thông báo lâm sàng).

Nguyễn Ngọc Thạch1,, Phạm Thái Dũng2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da trên bệnh nhân tăng men gan phản ứng là không thường gặp. Ngày 3/4/2018 chúng tôi đã gây mê mặt nạ thanh quản cho phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da trên bệnh nhân tăng men gan phản ứng.
Giới thiệu ca bệnh:
Bệnh nhân nữ 49 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, bị bỏng lửa 11 giờ ngày 27/3/2018 và chuyển vào Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia vào 16 giờ ngày 27/3/2018 trong tình trạng nằm yên dưới tác dụng an thần, da niêm mạc nhợt, nhiệt độ 3608, mạch 94lần/phút, huyết áp 132/74mmHg, tự thở với SpO2 98%, số lượng nước tiểu 300 ml/giờ.
Tại chỗ tổn thương bỏng 18% (15%) III, IV mặt, lưng, hai tay, hai mông, đùi trái. Bệnh nhân được chẩn đoán: Bỏng lửa 18% (15%) III, IV mặt, lung, hai tay, hai mông, đùi trái, sốc bỏng giờ thứ 5. Ngày 29/3/2018 kết quả xét nghiệm máu cho thấy Protein 43g/l; Albumin 21g/l; Bilirubin toàn phần 35,7µmol/l; Bilirubin trực tiếp 14,5µmol/l; GOT 5513U/l; GPT 3020U/l; Na+ 119,7mmmol/L; K+ 3,35 mmol/l; Ca++ 0,94mmol/l; Glucose 8,7mmol/l.
Ngày 29/3/2018, Khoa Nội tiêu hóa/Bệnh viện Quân y 103 khám thấy bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý gan mật, bụng mềm gan lách không to và đã chẩn đoán viêm gan nhiễm độc.
Ngày 3/4/2018 bệnh nhân lên phòng mổ với chẩn đoán trước mổ 11% hoại tử thân chi. Phương pháp phẫu thuật là cắt hoại tử ghép da với phương pháp vô cảm gây mê mặt nạ thanh quản.
Kết luận: Vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da trên bệnh nhân tăng men gan phản ứng cần đánh giá trước gây mê phẫu thuật đầy đủ, chi tiết và phải quản lý tối ưu tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp và theo dõi cẩn thận trong phẫu thuật là các yếu tố quan trọng giúp vô cảm phẫu thuật thành công ở bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Xuân Vận (2018). “Nhiễm khuẩn nhiễm độc Bỏng” Giáo trình bỏng, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà nội, trang 236-253
2. Rakesh Vaja et al. (2009). “Anaesthesia for patients with liver disease” Continuing Education in Anaesthesia, Critical Care and Pain 10(1):15-19.
3. Aparna Dalal and John D. Jr. Lang (2013). “Anesthetic Considerations for Patients with Liver Disease” Hepatic Surgery, Intech Open, p.62-75 http://dx.doi.org/10.5772/54222