Tình hình thu dung và điều trị nội trú bệnh nhân bỏng tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong 2 năm 2021 - 2022

Trịnh Văn Thông1,
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bỏng tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An trong 02 năm 2021 và 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 575 hồ sơ bệnh án bệnh nhân bỏng điều trị nội trú từ tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Kết quả: Tuổi trung bình: 37,38 ± 33,54; cao nhất 89, thấp nhất 03 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ = 2/1 (380 nam, 195 nữ). Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu lửa, nước sôi (38,78%; 31,83%). Có 6 bệnh nhân bị bỏng hóa chất. Bỏng điện và tia lửa điện có 163 trường hợp (28,35%). Diện tích bỏng trung bình 15,37 ± 8,32%, diện tích bỏng nhất 45%. Bệnh nhân có diện tích bỏng chung và bỏng sâu < 10% DTCT là chủ yếu, lần lượt là 58,43% và 32,52%. Có 11,65% bệnh nhân bỏng có bệnh lý, tổn thương phối hợp, bệnh nhân bị bệnh động kinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 11 trường hợp (1,91%).
Số lượng lớn bệnh nhân nhập viện điều trị không phải can thiệp phẫu thuật (55,48%). Số bệnh nhân phẫu thuật 256 (44,52%). 16 trường hợp phải cắt cụt chi thể, chiếm 2,78%. Nguyên nhân bỏng chủ yếu phải cắt cụt chi thể là do điện cao thế (75%). Bệnh nhân khỏi ra viện là 92,87%, số bệnh nhân tử vong là 02 trường hợp (0,35%), 39 bệnh nhân chuyển viện (6,78%). Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện > 15 ngày chiếm 39,13%, ngày nằm điều trị trung bình là 13.42 ± 16.51.
Kết luận: Tỷ lệ bỏng điện cao (28,35%), để lại di chứng nặng nề (cắt cụt chi). Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp phòng tránh tai nạn bỏng và sơ cứu ban đầu sau khi bị bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. The Global Burden of Disease: 2004 Update. World Health Organization, Geneva 2008. Available at:
www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/GBD_report_2004update_full.pdf (Accessed on April 02, 2010).
2. James SL, Lucchesi LR, Bisignano C, et al. Epidemiology of injuries from fire, heat and hot substances: global, regional and national morbidity and mortality estimates from the Global Burden of Disease 2017 study. Inj Prev 2020; 26:i36.
3. Garmel G. M. and Mahadevan S. V. (2012) An introduction to clinical emergency medicine, Cambridge University Press.
4. Trần Đoàn Đạo (2015). Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 3 năm 2012 - 2014. Tạp Y học thảm họa và Bỏng. 2 (2015), 25-29.
5. Hồ Thị Xuân Hương, Nguyễn Băng Tâm (2011). Bỏng điện ở trẻ em tại viện bỏng quốc gia 5 năm (2006 - 2010). Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng. 1 (2011): 9-16.
6. Đặng Hoàng Nga, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Hạnh (2015). Tình hình thu dung và điều trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng. 2 (2015).
7. Li H., Yao Z., Tan J.. et al (2017) Epidemiology and outcome analysis of 6325 burn patients: a five-year retrospective study in a major burn center in Southwest China. Scientific reports.7: 46066.