Kết quả tạo hình khuyết ngón tay cái bằng vạt cuống liền tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng

Phạm Văn Trung1,, Lê Văn Tuấn1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngón tay cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, khi bị tổn thương sẽ được điều trị theo nguyên tắc bảo tồn tối đa. Có nhiều phương pháp điều trị các tổn khuyết ở ngón tay cái trong đó có sử dụng các vạt cuống liền.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 32 bệnh nhân có khuyết phần mềm ngón tay cái do nhiều nguyên nhân khác nhau được phẫu thuật tạo hình bằng vạt cuống liền tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2022.
Kết quả: Trong 32 vạt có 93,7% vạt sống hoàn toàn, có 30/32 vạt liền kỳ đầu , 2 vạt liền kỳ 2 do hoại tử một phần diện tích đầu xa của vạt. Trường hợp này được thay băng gạc ẩm để liền thương tự nhiên. Có 75% bệnh nhân phục hồi chức năng vận động bàn ngón tay ở mức tốt, 15,6% bệnh nhân phục hồi ở mức khá, 6,3% mức trung bình, 3,1% mức kém.
Kết luận: Nghiên cứu 32 bệnh nhân khuyết phần mềm (KPM) ngón tay cái: Nam 84,4% và nữ 15,6%, tỷ lệ nam/nữ là 5,4/1. Tai nạn lao động 68,7%, tai nạn sinh hoạt 21,9%. Tổn khuyết ở mặt trước ngón cái là 81,2%; lộ gân 68,8%, lộ xương 18,7%. Tỷ lệ sử dụng vạt trục mạch chiếm 65,6%, vạt ngẫu nhiên 34,4%. Vạt sống hoàn toàn 93,7% . Vận động bàn ngón tay tốt 75%, khá 15,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Đoàn và cộng sự, (2012). Vạt da cân cuống mạch liền hình đảo từ đốt 1 ngón II để điều trị khuyết hổng phần mềm ngón 1 bàn tay, Tạp chí Y học thực hành (825), số 6 2012, tr 68-71.
2. Nguyễn Anh Tố, (2010). Nghiên cứu giải phẫu cung động mạch mu cổ tay và ứng dụng vạt da hình đảo vùng mu bàn tay trong điều trị khuyết da ở ngón tay, Luận án tiến sĩ y học, viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng viện 108.
3. Nguyễn Vũ Hoàng, Trần Thiết Sơn, (2007). "Tình hình phẫu thuật tạo hình vết thương bàn tay tại Bệnh viện Xanh Pôn", Tạp chí Y học Việt Nam số 2, tập 339, tr 99 - 107.
4. Võ Tiến Huy, Vũ Văn Vương, Lê Phi Long, (2013). Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm cơ quan vận động bằng các vạt da cân có cuống mạch liền, Tạp chí Y học thực hành (874), số 6 2013, tr 85-89.
5. Uông Thanh Tùng, (2005). Nhận xét kết quả phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm trong vết thương ngón tay cái, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Bệnh viện Trường đại học Y Hà Nội 2005.
6. Aboulwafa Ahmed, Emara Sherif, (2013). Versatility of Homodigital Islandized Lateral V-Y Flap for Reconstruction of Fingertips and Amputation Stumps, Egypt, J. Plast. Reconstr. Surg, Vol. 37, No. 1, January: 89-96, 2013.
7. Chaitanya Dodakundi, Yasunori Hattori and Kazuteru Doi (2012). “First Dorsal Metacarpal Artery Adiposofascial Flap for Venous Conduit and Soft Tissue Cover in an Avulsed Thumb: Case Report”, J reconstr Microsurg, Vol. 28, No. 5, pp. 297- 300.