Nhận xét một số đặc điểm sẹo lồi tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các bệnh nhân sẹo lồi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 60 bệnh án của bệnh nhân được được chẩn đoán và điều trị sẹo lồi tại Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác trong thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2024 về các yếu tố liên quan đặc điểm dịch tễ học, hình thái sẹo lồi và các phương pháp đã được điều trị.
Kết quả: Trong tổng số 60 bệnh nhân, nữ chiếm tỷ lệ ( 61,7%), nam (38,3%) độ tuổi thường gặp từ 14 - 30 tuổi (63,3%), nguyên nhân tiên phát gây sẹo chủ yếu từ mụn trứng cá (41,7%). Bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo chiếm 6,7%. Tỷ lệ có người cùng huyết thống bị sẹo lồi là 8,3%. Vị trí sẹo xuất hiện chủ yếu ở vùng ngực (43,3%), lưng vai (28,3%). Số lượng bệnh nhân có từ 2 sẹo lồi trở lên và các sẹo lồi diện rộng chiếm tỷ lệ cao (63,3%) kèm tình trạng viêm loét trên nền sẹo (13,3%). Phương pháp đã được điều trị sẹo lồi chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ, tiêm, laser, áp ni - tơ lạnh, phẫu thuật.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hình thành và phát triển sẹo lồi bị tác động bởi nhiều yếu tố toàn thân và tại chỗ. Nghiên cứu trên cỡ mẫu còn hạn chế nên cần thêm những nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để đưa ra được đặc điểm sẹo lồi tại Việt Nam, từ đó đề xuất có các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẹo lồi, dịch tễ học
Tài liệu tham khảo
2. Lee H. J. and Jang Y. J. (2018) Recent understandings of biology, prophylaxis and treatment strategies for hypertrophic scars and keloids. International journal of molecular sciences.19 (3): 711.
3. Nguyen T. A., Feldstein S. I., Shumaker P. R.. et al (2015). A review of scar assessment scales. , 34, 1.34 (1): 28-36.
4. Gold M. H., Nestor M. S., Berman B B., et al (2020). Assessing keloid recurrence following surgical excision and radiation. Burns & Trauma.8: tkaa031.
5. Lu W.-s., Zheng X.-d., Yao X.-h.. et al (2015). Clinical and epidemiological analysis of keloids in Chinese patients. Archives of dermatological research.307: 109-114.
6. Noishiki C., Hayasaka Y. and Ogawa R. (2019). Sex differences in keloidogenesis: an analysis of 1659 keloid patients in Japan. Dermatology and therapy.9: 747-754.
7. Huang C. and Ogawa R. (2014). The link between hypertension and pathological scarring: does hypertension cause or promote keloid and hypertrophic scar pathogenesis? Wound Repair and Regeneration.22 (4): 462-466.
8. Ogawa R., Watanabe A., Than Naing B B. et al (2014). Associations between keloid severity and single-nucleotide polymorphisms: Importance of rs8032158 as a biomarker of keloid severity. J Invest Dermatol.134 (7): 2041-2043.
9. Ogawa R., Okai K., Tokumura F.. et al (2012). The relationship between skin stretching/contraction and pathologic scarring: the important role of mechanical forces in keloid generation. Wound Repair and Regeneration.20 (2): 149-157.
10. Ogawa R. (2017). Keloid and hypertrophic scars are the result of chronic inflammation in the reticular dermis. International journal of molecular sciences.18 (3): 606.