Nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” điều trị tổn thương di chứng bỏng vùng cổ bàn tay

Đỗ Trung Quyết1,, Tống Thanh Hải1, Vũ Quang Vinh1, Nguyễn Thị Khánh Linh2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các vạt từ xa như vạt ngẫu nhiên ở vùng bụng, vạt kiểu Ý, vạt bẹn… vẫn là phương pháp kinh điển và hiệu quả trong tạo hình vùng cổ bàn tay. Tuy vậy, vẫn còn một số nhược điểm cố hữu khi sử dụng dạng vạt này như: Vạt khá dày do lớp mỡ vùng bụng dày, thời gian cắt cuống dài (3 tuần).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” để che phủ tổn thương vùng cổ bàn tay. Tiến hành phẫu thuật hai lần nhằm tạo vạt da cuống liền dựa trên nhánh xuyên của động mạch thượng vị dưới sâu, kẹp cuống vạt sớm nhằm rút ngắn thời gian cắt cuống vạt.
Kết quả: Các vạt da cuống liền được thiết kế dựa trên nhánh xuyên của động mạch thượng vị dưới sâu, kích thước vạt da từ (10 x 7)cm tới (20 x 15)cm. Độ dày vạt da trước hút mỡ trung bình 35,6 ± 4,27cm, sau hút mỡ trung bình 10,9 ± 1,66cm, Thời gian giữa 2 lần phẫu thuật trung bình là 15,17 ± 4,71 ngày. Kết quả theo dõi ở thời điểm 3 tháng sau mổ: Tốt: 9/11 (81,82%), trung bình: 2/11 (18,18%). Kết quả theo dõi sau 6 tháng: Tốt: 9/10 (90%), trung bình: 1/10 (10%).
Kết luận: Vạt da cuống liền nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu “mỏng” với các cải tiến kỹ thuật phù hợp là một chất liệu tạo hình hữu dụng trong tạo hình tổn thương lộ gân xương vùng cổ bàn tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goertz O, Kapalschinski N, Daigeler A, et al. The effectiveness of pedicled groin flaps in the treatment of hand defects: Results of 49 patients. J Hand Surg Am. 2012;37:2088-2094.
2. Gutwein, L. G., Merrell, G. A., & Knox, K. R. (2015). Paraumbilical perforator flap for soft tissue reconstruction of the forearm. The Journal of Hand Surgery, 40(3), 586-592.
3. Ohjimi H., Taniguchi Y., Kawano K.. et al (2000). A comparison of thinning and conventional free-flap transfers to the lower extremity. Plastic and reconstructive surgery.105 (2): 558-566.
4. Phạm Trần Xuân Anh (2012). Kết quả điều trị khuyết mô mềm vùng cổ bàn tay bằng vạt da cân. Hội nghị Ngoại khoa toàn quốc lần thứ XIV, Hội Ngoại khoa Việt Nam, Ngoại khoa số (1), (2), (3):379-384.
5. Kimura N., Satoh K. and Hosaka Y. (2003). Microdissected Thin Perforator Flaps:: 46 Cases. Plastic and reconstructive surgery.112 (7): 1875-1885.
6. Nguyễn Trọng Luyện (2018). Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt da cuống hẹp nhánh xuyên động mạch gian sườn trong điều trị bỏng sâu và di chứng bỏng chi trên, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
7. Askouni E. P., Topping A., Ball S.. et al (2012). Outcomes of anterolateral thigh free flap thinning using liposuction following lower limb trauma. Journal of plastic, reconstructive & aesthetic surgery.65 (4): 474-481
8. Wang, J., Wang, M., Xu, Y., Guo, Y., & Cui, L. (2017). Paraumbilical Perforator Flap: A Good Choice for the Repair of the Deep Soft Tissue Defects in the Hand and Forearm. J Gen Pract (Los Angel), 5(333), 2.
9. Shukla, L., Taylor, G. I., & Shayan, R. (2013). The pedicled inferior paraumbilical perforator (I-PUP) flap for a volar wrist defect: a reconstructive solution across the ages. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 66(11), 1613-1615.
10. Ettefagh MH, Naraghi M, Towhidkhah F. Position control of a flexible joint via explicit model predictive control: An experimental implementation. Emer Sci J. 2019;3.