Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 115 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024.
Kết quả: Trong tổng số 115 người bệnh, tuổi trung bình là 58,0 ± 13,3 tuổi. Phân loại kiến thức: Tốt chiếm 37,4%, trung bình chiếm 27,8%, kém chiếm 34,8%.
Phân loại thái độ: Tích cực chiếm 39,1%, tiêu cực 60,9%. Phân loại thực hành: Tốt chiếm 44,3%, trung bình chiếm 24,3%, kém chiếm 31,4%. Nhóm < 50 tuổi có điểm kiến thức và thực hành trung bình cao hơn nhóm ≥ 50 tuổi (p < 0,05). Nhóm sống ở thành thị và nhóm Trung cấp/Đại học/Sau đại học (TC/ĐH/SĐH) có điểm kiến thức cao hơn nhóm sống ở nông thôn và cấp 3 trở xuống (p < 0,05). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức và thực hành (r = 0,759; p = 0,002).
Kết luận: Người bệnh đái tháo đường có kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng bàn chân còn hạn chế. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh để thấy được tầm quan trọng và mối nguy hiểm của loét bàn chân, hạn chế tối đa việc phải cắt cụt chi, giảm tỷ lệ tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, , thái độ, thực hành, biến chứng bàn chân
Tài liệu tham khảo
2. Alkalash SH, Alnashri FH, Alnashri AI et al (2024). Knowledge, Attitude, and Practice of Adult Diabetics Regarding Diabetic Foot Ulcers: A Cross-Sectional Study in Saudi Arabia. Cureus; 16(1):e53356.
3. Amri AM, Shahrani IM, Almaker YA et al (2021). Knowledge, Attitude and Practice Regarding Risk of Diabetic Foot Among Diabetic Patients in Aseer Region, Saudi Arabia. Cureus; 13(10):e18791.
4. Armstrong DG., Boulton AM., Bus SA (2017). Diabetic foot ulcers and their recurrence. N Engl J Med;376:2367-2375.
5. Carmona GA, Hoffmeyer P, Herrmann FR et al (2005). Major lower limb amputations in the elderly observed over ten years: The role of diabetes and peripheral arterial disease. Diabetes Metab;31:449-554.
6. Fatma ME & Mohamed GE (2024). Self-Care Knowledge, Attitude, and Practice among Diabetic Foot Patients: A Cross-Sectional Research. Zagazig Nursing Journal; 20(1): 168-183.
7. Galkowska H, Wojewodzka U, Olszewski WL (2006). Chemokines, Cytokines, and Growth Factors in Keratinocytes and Dermal Endothelial Cells in the Margin of Chronic Diabetic Foot Ulcers. Wound Repair Regen;14:558–565.
8. Mahmoodi H, Abdi K, Navarro-Flores E et al (2021). Psychometric evaluation of the Persian version of the diabetic foot self-care questionnaire in Iranian patients with diabetes. BMC Endocr Disord; 21(1):72.
9. Toscano CM, Sugita TH, Rosa MQ et al (2018). Annual direct medical costs of diabetic foot disease in Brazil: a cost of illness study. Int J Environ Res Public Health; 15(1):89.
10. Untari EK, Andayani TM, Yasin NM et al (2024). A Review of Patient's Knowledge and Practice of Diabetic Foot Self-Care. Malays J Med Sci;31(1):33-50.