Chất lượng cuộc sống và các đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi tại phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2023

Nguyễn Tiến Dũng1,, Huỳnh Bá Thành2, Nguyễn Khánh An3
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Chi cục Dân số & Kế hoạch hoá gia đình Tp. Đà Nẵng
3 Trường THCS & THPT Marie Curie - Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm nhân khẩu học và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cắt ngang thực hiện trên 253 người cao tuổi trong thời gian từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi bằng bộ công cụ của tác giả Nguyễn Thanh Hương [4] gồm 65 câu hỏi.
Kết quả: Người cao tuổi là nữ giới (56,5%), nhỏ hơn 80 tuổi (85,3%), không theo tôn giáo nào (83%), trình độ học vấn dưới trung học cơ sở (65,6%), là nông dân (75,5%), có tỷ lệ ly hôn/ độc thân cao (35,2%). Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi ở mức trung bình (222,2/325 điểm), quy đổi theo thang điểm 10 là 6,8/10 điểm. Không có sự khác biệt về các mức chất lượng cuộc sống giữa người cao tuổi nam và nữ. Tỷ lệ nhóm người cao tuổi trên 80 tuổi có chất lượng cuộc sống ở mức thấp cao hơn nhóm 60 - 69 tuổi. Trong 6 khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộc sống, tín ngưỡng có điểm số cao nhất (7,7/10 điểm), thứ hai là môi trường (7,6/10 điểm), thứ ba là tinh thần (7,4/10 điểm), thấp nhất là kinh tế (6,1/10 điểm).
Kết luận: Người cao tuổi sống tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng có đặc điểm phong phú, chất lượng cuộc sống ở mức trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục Thống kê. Kết quả toàn bộ. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. NXB Thống kê-2020. https://drive.google.com/file/d/1gPb9hup46WjntHRS7CiSkZFEq45G8zR8/view
2. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2021 (Statistical Yearbook of Viet nam 2021). NXB Thống kê. Tr 61-169.
3. Nguyễn Thị Hà (2020). Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại hai xã Đào Viên và Châu Phong trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh năm 2020. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng - Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà nội
4. Nguyễn Thanh Hương, Lê Thị Hải Hà, Nguyễn Trang Nhung và cộng sự (2009). Bước đầu đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi ở Việt Nam - Tạp chí Y học Thực Hành. 2009; 675 :61-66.
5. Sowmiya KR, Nagaran. A Study on Quality of Life of Elderly Population in Mettupalayam, A Rural Area of Tamilnadu. Natl J Res Community Med. 2012 7(1):123-177. doi:10.26727/njrcm. 2012.1.3.139-143.
6. Bùi Thị Sứ (2022). Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và các yếu tố liên quan tại phường Văn An, Chí Linh, Hải Dương và xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình năm 2020. - Tạp chí Y học Dự phòng. 2022; 32 (7):104-112. doi:10.51403/0868-2836/2022/846.
7. Kiều Thị Xoan. Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội năm 2012. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng - Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà nội.
8. Tạ Văn Hòa (2021). Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại 4 xã huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2021. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng - Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà nội.
9. Hà Diệu Linh. Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2013. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng - Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.