Điều trị thành công vết bỏng với mô hạt lâu lành
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bỏng là mối lo ngại lớn về sức khỏe trên toàn cầu, chiếm tỷ lệ đáng kể trong các thương tích ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 180.000 trường hợp tử vong do bỏng, tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [3].
Bỏng nặng không chỉ gây ra những ảnh hưởng lớn về mặt sức khỏe thể chất mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt trên trẻ em, đối tượng đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Điều trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho vết thương liền thuận lợi, tránh hình thành "sẹo bệnh lý" như sẹo phì đại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh [5].
Phẫu thuật căt hoại tử ghép da che phủ sớm sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng khả năng cứu sống, giảm nguy cơ hình thành vết thương mạn tính. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị điều trị bỏng áp dụng kỹ thuật này chưa hiệu quả. Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã thu dung, điều trị nhiều bệnh nhân với mô hạt mạn tính kèm theo những rối loạn tâm lý kéo dài.
Chúng tôi giới thiệu bệnh nhân nữ, 6 tuổi với chẩn đoán 22% mô hạt mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, hai tay, hai chân do bỏng lửa ngày thứ 100 đã được phẫu thuật cắt hoại tử ghép da nhiều lần tại tuyến trước nhưng thất bại.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng, mô hạt đậu lành, bỏng trẻ em, Biofilm
Tài liệu tham khảo
2. Guo, S. and Dipietro, L. A. (2010), "Factors affecting wound healing", J Dent Res. 89(3), pp. 219-29.
3. Nassar, J. Y., et al. (2023), "Pediatric Burns: A Systematic Review and Meta-Analysis on Epidemiology, Gender Distribution, Risk Factors, Management, and Outcomes in Emergency Departments", Cureus. 15(11), p. e49012.
4. Schultz, G., et al. (2017), "Consensus guidelines for the identification and treatment of biofilms in chronic nonhealing wounds", Wound Repair Regen. 25 (5), pp. 744-757.
5. Zhu M, et al. (2023), "Acute care strategies to reduce burn scarring", Burns Open 7 (4), pp. 159-173.