Nhận thức và kĩ năng thực hành đáp ứng y tế với thảm hoạ của thành viên các phân đội quân y

Lương Trung Hiếu1, Nguyễn Như Lâm1,2, Trần Đình Hùng1,2, Ngô Minh Đức3, Hoàng Hải1, Nguyễn Đại3, Nguyễn Thành Chung2, Lê Quang Thảo2, Nguyễn Thái Ngọc Minh2, Lê Quốc Chiểu2, Nguyễn Tiến Dũng2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
3 Cục Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nhận thức và kĩ năng thực hành đáp ứng y tế trong thảm hoạ của thành viên các phân đội quân y.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 333 thành viên của các phân đội quân y của 45 đơn vị. Khảo sát nhận thức được tiến hành bằng bộ câu hỏi tự lượng giá theo thang điểm. Đánh giá kỹ năng thực hành một số cấp cứu thường gặp, kỹ năng phân loại nạn nhân giả định và kỹ năng triển khai các bộ phận của chốt y tế tại hiện trường.
Kết quả: Có 33,03% nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, chức trách trong kế hoạch đáp ứng y tế trong thảm họa, 31,03% chưa tự tin thực hiện nhiệm vụ. Có 24,62% không đạt yêu cầu thực hiện các kĩ thuật cấp cứu. Tỷ lệ phân loại đúng theo quy trình START là 48,08%. Mức độ nhận thức về chức trách, nhiệm vụ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm nam giới, tuổi > 40, đã được tập huấn và có kinh nghiệm đáp ứng y tế trong thảm hoạ (p < 0,05). Trong khi đó, tỷ lệ tự tin chỉ cao hơn đáng kể ở nhóm đã được tập huấn và có kinh nghiệm (p < 0,05).
Kết luận: Nhận thức và kĩ năng thực hành của nhân viên quân y các phân đội quân y còn nhiều hạn chế. Cần mở các lớp tập huấn lý thuyết và thực hành để nâng cao khả năng ứng phó với thảm hoạ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sheganew Fetene Tassew, Ermias Sisay Chanie, Tekalign Amera Birle et al. Knowledge, attitude, and practice of health professionals working in emergency units towards disaster and emergency preparedness in South Gondar Zone hospitals, Ethiopia, 2020. Pan African Medical Journal. 2022; 41(314).
2. Labrague LJ, Yboa BC, McEnroe-Petitte DM, et al. Disaster preparedness in Philippine nurses. Journal of Nursing Scholarship. 2016; 48(1):98-105.
3. Oztekin, SD, Larson, EE, Akahoshi M, et al. Japanese nurses’ perception of their preparedness for disasters: quantitative survey research on one prefecture in Japan. Japan Journal of Nursing Science, 2016;13(3):391–401.
4. Ahayalimudin N, Osman NNS. Disaster management: Emergency nursing and medical personnel’s knowledge, attitude and practices of the East Coast region hospitals of Malaysia. Australas Emerg Nurs J. 2016; 19(4):203-209.
5. Mustafa, Muhamad Sukri. A survey on knowledge, attitude & confidence level of disaster management among doctors in Terengganu. 2015. https://erepo.usm.my/items/ebc5527b-03c3-4a78-ae0c-258aa01de382
6. Pekez-Pavliško T, Račić M, Jurišić D. A Questionnaire Study on the Attitudes and Previous Experience of Croatian Family Physicians toward their Preparedness for Disaster Management. Bull Emerg Trauma. 2018;6(2):162-168.
7. Madge SN, Kersey J, Murray G, Murray JR. Are we training junior doctor to respond to major incident? A survey of doctors in the Wessex region. Emerg Med J. 2004; 21: 577 - 579.
8. Wong K, Turner PS, Boppana A et al. Preparation for the next major incident: Are we ready? Emerg Med J. 2006;23: 709-712.
9. King HC, Spritzer N, Al-Azzeh N. Perceived Knowledge, Skills, and Preparedness for Disaster Management Among Military Health Care Personnel. Mil Med. 2019 Oct 1;184(9-10):e548-e554.
10. Schenker JD, Goldstein S, Braun J et al. Triage accuracy at a multiple casualty incident disaster drill: The Emergency Medical Service, fire department of New York City experience. Journal of Burn Care and Research. 2006; 27(5): 570-575.