Đánh giá hiệu quả của nẹp miệng trong dự phòng sẹo co kéo vùng miệng sau bỏng

Phạm Thị Mai Phương1,, Trương Thị Thuý1, Đỗ Thị Kim Sơn1, Trịnh Thị Thanh Tú1, Dương Thị Thảo1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nẹp miệng cải tiến trong dự phòng sẹo co kéo vùng miệng sau bỏng. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng vùng miệng sau bỏng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 18 bệnh nhân bỏng do tác nhân nhiệt là chủ yếu. Trong đó 6 bệnh nhân bỏng nông chiếm 33,3% và 12 bệnh nhân có tổn thương bỏng sâu tỷ lệ 66,7%, có nguy cơ sẹo co kéo gây hẹp vùng miệng. Bệnh nhân nghiên cứu được nẹp miệng cải tiến và kết hợp với một số kỹ thuật phục hồi chức năng tại Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) từ tháng 04/2023 đến tháng 04/2024. Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trước và sau ra viện 1 tháng, 3 tháng và kết quả xa sau 6 tháng về mức độ cải thiện tầm vận động miệng, mức độ đau và tình trạng sẹo.
Kết quả nghiên cứu: Nẹp miệng cải tiến có hiệu quả ngăn ngừa di chứng co kéo, co hẹp miệng sau bỏng. Sau nghiên cứu 1 tuần bằng đặt nẹp miệng cải tiến phối hợp với một số kỹ thuật phục hồi chức năng thấy tầm vận động của miệng theo chiều dọc và chiều ngang của bệnh nhân nhóm bệnh nhân bỏng sâu độ IV đã tăng từ 24,22  6,57 mm và 40,00  4,14mm (trước điều trị) lên 35,27  9,64 mm và 47,44  4,87 mm (sau khi ra viện 6 tháng, tương đương 7,5 tháng can thiệp), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tầm vận động miệng của đa số bệnh nhân trở về bình thường (66,7%), còn 16,7% bệnh nhân co hẹp miệng mức độ vừa và 16,7% bệnh nhân co hẹp miệng mức độ nặng. Mức độ đau và tình trạng sẹo cũng được cải thiện. Điểm đau VAS giảm từ 4,11  0,83 (trước can thiệp) xuống 1,94  1,05 (sau khi ra viện 6 tháng), (p < 0,001). Độ sẹo theo Vancouver giảm từ 7,78  2,39 (trước can thiệp) xuống 5,78  2,79 (sau khi ra viện 6 tháng), (p < 0,01). Nhóm bệnh nhân bỏng nông, sau khi nghiên cứu 3 tháng tầm vận động miệng theo chiều dọc và chiều ngang đã trở lại bình thường; không còn cảm giác đau; nền sẹo trở lại tương đồng với nền da lành và duy trì kết quả tới thời điểm sau 6 tháng. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng vùng miệng sau bỏng như độ sâu của tổn thương bỏng, thời điểm tiến hành nghiên cứu và mức độ co hẹp ở vùng miệng trước nghiên cứu cũng được đề cập.
Kết luận: Nẹp miệng cải tiến có có hiệu quả điều trị và dự phòng cho bệnh nhân bỏng vùng miệng cả nhóm bệnh nhân bỏng nông và nhóm bệnh nhân bỏng sâu. Phương pháp này có thể triển khai tại đơn vị phục hồi chức năng và tại gia đình sau khi bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Minh Đức, Chu Anh Tuấn, Nguyễn Gia Tiến và cộng sự (2020), “Đặc điểm và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng: Dữ liệu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 10 năm (từ 2010 đến 2019)”, Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, số 1 (2020), tr.g.7-22.
2. Wei Y., Li-Tsang C. W. P. (2017), “Rehabilitation of Patients with Facial Burn Injury: Principles and Practice Experiences”, JSM Burns Trauma 2(3): 1023.
3. Clayton N. A. et al. (2015), “Full thickness facial burns: Outcomes following orofacial rehabilitation. Burns (2015); http://dx.doi.org/10.1016/ j.burns.2015.04.003.
4. Conine T. A., Carlow D. L., Stevenson-Moore P. (1989), “The Vancouver microstomia orthosis”, J Prosthet Dent; 61: 476-83.
5. Alami M., Nodehi D., Najaran N. T., et al. (2020), “Post-Burn Microstomia Prevention: Application of a New Therapeutic Device”, J Dent Mater Tech 2020; 9(4): 171-175.
6. Thakur A., Chauhan D., Singla N. K., et al. (2020), “Prosthetic Management of Microstomia with Customized Dynamic Splint”, Int J Prosthodont., 2020 May/Jun;33(3): 347-353.