Giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da bằng hỗn hợp Ketamin - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau và tác dụng không mong muốn của hỗn hợp Ketamin - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng, ghép da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả tiến hành trên 35 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt hoại tử bỏng, ghép da điều trị tại Khoa Điều trị Bỏng Người lớn (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) từ tháng 10/2023 đến tháng 10/2024.
Bệnh nhân được tiến hành truyền hỗn hợp Ketamin - Fentanyl tự điều khiển đường tĩnh mạch sau phẫu thuật. Các chỉ tiêu được thu thập tại các thời điểm theo bệnh án nghiên cứu.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0, trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn ( ̅± SD), tỷ lệ phần trăm (%), so sánh các giá trị trung bình bằng kiểm định T - student, X2, giá trị p < 0,05 được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ (VASn) trung bình luôn < 3, điểm VAS khi vận động (VASvđ) luôn < 4 tại các thời điểm nghiên cứu. Tại thời điểm 48h sau khi truyền giảm đau, điểm VASn và VASvđ trung bình đều thấp hơn các giá trị tương ứng tại thời điểm bắt đầu truyền giảm đau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Lượng fentanyl trung bình sử dụng để giảm đau sau 24 giờ là 398,59 ± 45,00 mcg, tỷ lệ A/D khi kết thúc giảm đau là 100%, không có bệnh nhân nào phải giải cứu đau. Điểm an thần Ramsay từ 2 - 4 điểm tại các thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng và hài lòng tương ứng là 51,42% và 48,57%. Trong quá trình giảm đau, các chỉ số hô hấp huyết động ổn định, không có bệnh nhân nào ức chế hô hấp, tỷ lệ buồn nôn và nôn là 2.86%, hoa mắt, chóng mặt là 5,71%, đau đầu là 2,86%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ketamin, Fentanyl, giảm đau bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch, phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da
Tài liệu tham khảo
2. Bộ môn Bỏng - Học viện Quân y (2006). Giáo trình Bỏng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Lê Hải Trung (2016) Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da bằng morphin truyền tĩnh mạch liên tục, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân y.
4. Nguyễn Ngọc Thạch (2020 ) Nghiên cứu giảm đau fentanyl đường tĩnh mạch bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Học viện Quân y.
5. Cha M. H., Eom J. H., Lee Y. S. et al. (2012) Beneficial effects of adding Ketamin to intravenous patient-controlled analgesia with fentanyl after the Nuss procedure in pediatric patients. Yonsei medical journal, 53 (2), 427-432.
6. Moon J. Y., Choi S. S., Lee S. Y. et al. (2016) The effect of nefopam on postoperative fentanyl consumption: a randomized, double-blind study. The Korean journal of pain, 29 (2), 110.
7. Jin H. S., Kim Y. C., Yoo Y. et al. (2016) Opioid sparing effect and safety of nefopam in patient-controlled analgesia after laparotomy: A randomized, double blind study. Journal of International Medical Research, 44 (4), 844-854.
8. Nguyễn Ngọc Thạch (2015) Nghiên cứu giảm đau sau phẫu thuật tuyến giáp bằng PCA tĩnh mạch fentanyl kết hợp ondansetron. Tạp chí y dược học quân sự, 40 (1), 130-135.