Bước đầu mô tả đặc điểm một số chỉ số siêu âm tim ở bệnh nhân bỏng nặng trong 24 giờ đầu sau bỏng

Đoàn Thị Hoàng Anh1,, Nguyễn Quang Đông1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Lê Quang Thảo1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu mô tả đặc điểm một số chỉ số siêu âm tim trong 24 giờ đầu sau bỏng ở bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang 15 bệnh nhân bỏng nặng, tại thời điểm bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 09/2023 - 07/2024.
Kết quả: Các bệnh nhân nghiên cứu độ tuổi trung bình là 45,27 ± 7,21, nam chiếm 53.33%, diện tích bỏng chung 25,07 ± 5,81%, diện tích bỏng sâu 2,93 ± 6,31 (%), có 8/15 (53.33%) bệnh nhân đã được truyền dịch. Đa số các bệnh nhân có tần số tim nhanh 10/15 bệnh nhân (chiếm 66,67%) là ở nhóm bệnh nhân chưa được truyền dịch trước thời điểm siêu âm. 100% bệnh nhân chưa được truyền dịch đều có cung lượng tim, thể tích nhát bóp và áp lực tĩnh mạch trung tâm ước tính giảm.
Kết luận: Đa số các bệnh nhân có tần số tim tăng; Cung lượng tim, thể tích nhát bóp giảm; áp lực tĩnh mạch trung tâm ước tính thấp ở những bệnh nhân chưa được truyền dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Quân Y (2018). Giáo trình bỏng, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
2. Holm C., Mayr M., Tegeler J.et al. (2004). A clinical randomized study on the effects of invasive monitoring on burn shock resuscitation. Burns, 30 (8), 798-807.
3. Phùng Văn Dũng (2017). Ứng dụng kỹ thuật siêu âm Doppler bằng máy USCOM để theo dõi và đánh giá huyết động ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
4. Hoàng Văn Vụ (2018), “Ứng dụng phương pháp USCOM trong đánh giá và điều chỉnh huyết động ở bệnh nhân sốc bỏng”, Luận văn bác sỹ nội trú, Học viện Quân y.
5. Arlati S., Storti E., Pradella V.et al. (2007). Decreased fluid volume to reduce organ damage: a new approach to burn shock resuscitation? A preliminary study. Resuscitation, 72 (3), 371-378.