Đặc điểm và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ cắt cụt trên người bệnh bỏng điện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ cắt cụt trên người bệnh bỏng điện tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 402 người bệnh bỏng điện điều trị nội trú tại Khoa Bỏng và Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022.
Kết quả: Tỷ lệ cắt cụt trên người bệnh bỏng điện là 34,3%. Người bệnh bỏng điện cắt cụt chủ yếu là bỏng sâu và có diện tích cơ thể bị bỏng dưới 20%. Tỷ lệ tử vong trên người bệnh bỏng điện cắt cụt là 2,2%; thấp hơn so với người bệnh bỏng điện không cắt cụt (p < 0,01). Tuy nhiên, người bệnh bỏng điện cắt cụt có số lần phẫu thuật cao hơn và số ngày điều trị kéo dài hơn so với người bệnh bỏng điện không cắt cụt (p < 0,01). Ngoài ra, người bệnh bỏng điện cắt cụt có tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn thấp hơn so với người bệnh bỏng điện không cắt cụt (p = 0,02). Tuổi cao, diện tích bỏng sâu lớn là các yếu tố độc lập liên quan đến tỷ lệ cắt cụt chi trên người bệnh bỏng điện.
Kết luận: Tỷ lệ cắt cụt chi ở người bệnh bỏng điện là 34,3%. Nhóm người bệnh có cắt cụt trải qua số lần phẫu thuật nhiều hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn, song lại có tỷ lệ tử vong và sốc nhiễm khuẩn thấp hơn so với nhóm không cắt cụt. Tuổi cao và diện tích bỏng sâu lớn là những yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng khả năng cắt cụt chi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bỏng, bỏng điện, cắt cụt
Tài liệu tham khảo
2. Hưng N. T., Lâm N. N., Đức N. M., So sánh đặc điểm và kết quả điều trị bỏng điện cao thế và hạ thế, Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng (2021), pp. 18-23, (5).
3. Thảo M. X., Đặc điểm bỏng người lớn và thách thức trong điều trị, Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng (2021), tr. 19-29, (4).
4. WHO. Burn. 2023; Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/burns.
5. Abebe M. W., Ewing E. L., Weldemicheal H. A. J. P., et al., Electrical burn and amputations in a burn center in Addis Ababa, Ethiopia, (2024), pp. e5566, 12 (2).
6. Al-Benna S., Electrical burns in adults, Acta chirurgiae plasticae (2023), pp. 66-69, 65 (2).
7. Gandhi G., Parashar A., Sharma R. K. J. W. J. O. C. C. M., Epidemiology of electrical burns and its impact on quality of life-the developing world scenario, (2022), pp. 58, 11 (1).
8. Khor D., AlQasas T., Galet C., et al., Electrical injuries and outcomes: A retrospective review, (2023), pp. 1739-1744, 49 (7).
9. Kim E., Wan B., Solis-Beach K. J., et al., Outcomes of Patients with Amputation following Electrical Burn Injuries, (2023), pp. 318-329, 4 (3).
10. Hidayati C. A., Saputro I. D., Hutagalung M. R., Could fasciotomy prevent amputation in patients with electrical burn injuries? Insights from a cross-sectional study in Indonesia, Narra J (2024), pp. e834, 4 (2).
11. Bartley C. N., Atwell K., Purcell L., et al., Amputation Following Burn Injury, J Burn Care Res (2019), pp. 430-436, 40 (4).