Biến đổi đường máu và điện giải ở bệnh nhi giai đoạn nhịn ăn trước mổ cắt hoại tử bỏng và ghép da

Võ Văn Hiển1,2,, Lê Ngọc Anh2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thay đối đường máu và điện giải ở bệnh nhi giai đoạn nhịn ăn trước mổ cắt hoại tử bỏng và ghép da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 50 bệnh nhi (≥ 10 tuổi) có chỉ định cắt hoại tử bỏng và ghép da, thực hiện quy trình nhịn ăn trước mổ theo hướng dẫn của Bộ Y tế có bổ sung dung dịch giàu carbonhydrat đường uống trước phẫu thuật 2 giờ. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm đường máu, điện giải trước nhịn ăn và trước khi bắt đầu gây mê.
Kết quả: Các bệnh nhi có thang điểm đói/ khát theo VAS tại các thời điểm trước mổ và sau mổ 2 giờ lần lượt là 2,55/1,92 và 1,19/1,02. Xét nghiệm đường máu và điện giải trước nhịn ăn và trước phẫu thuật không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không có bệnh nhi nào có biến chứng hít sặc, tỷ lệ nôn, buồn nôn sau phẫu thuật 2 giờ và 24 giờ là 20% và 10%.
Kết luận: Trong giai đoạn nhịn ăn trước mổ có bổ sung dung dịch carbohydrate không gây biến đổi đường máu và điện giải, bệnh nhi không có biểu hiện đói và khát trước mổ. Đây biện pháp an toàn, giảm khó chịu tiền phẫu và cải thiện chuyển hóa ở bệnh nhi bỏng, phù hợp với xu hướng ERAS (Enhanced Recovery After Surgery - ERAS).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Imran J Clark A, Madni T, Wolf SE. Nutrition and metabolism in burn patients. Burns Trauma. 2017; 5(11).
2. Christopher H. Pham, Mike Fang, Sebastian Q. Vrouwe, et al. Evaluating the Safety and Efficacy of Intraoperative Enteral Nutrition in Critically Ill Burn Patients: A Systematic Review and Meta-analysis. Journal of Burn Care & Research. 2020; 41(4):841-848.
3. Lassen K, Soop M, Nygren J, Cox PB, et al. Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Group. Consensus review of optimal perioperative care in colorectal surgery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Group recommendations. Arch Surg. 2009; 144(10):961-9.
4. Bộ Y tế (2024). Hướng dẫn nhịn ăn uống và cung cấp carbohydrate trước phẫu thuật chương trình.
5. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Văn Kiên, Lê Đình Mạnh và cộng sự. Đánh giá hiệu quả cho người bệnh uống dung dịch maltodextrin 12,5% trước gây mê phẫu thuật 2 giờ. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. 17:46-52.
6. Tudor-Drobjewski BA, Marhofer P, Kimberger O, et al. Randomised controlled trial comparing preoperative carbohydrate loading with standard fasting in paediatric anaesthesia. Br J Anaesth. 2018; 121(3):656-661.
7. Winckworth S, Allorto NL, Clarke DL, et al. Perioperative fasting in burn patients: Are we
doing it right? South Africa J Surg. 2015; 53(2):65-6.
8. ISBI Practice Guidelines Committee; Steering Subcommittee; Advisory Subcommittee. ISBI Practice Guidelines for Burn Care. Burns. 2016; 42(5):953-1021.
9. H.Y.A. Togo, E.C. Lopes. Preoperative fasting reduction in burned patients: A systematic review. Burns Open. 2020; 4:176-182.
10. Lý Huyền Hòa (2019). Đánh giá thể tích tồn lưu dạ dày của dung dịch maltodextrin 12,5% uống 2 giờ trước gây mê. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Thúy Hồng, Lường Hữu Bảy, Cao Việt Tùng và cộng sự. Cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch giàu Carbonhydrate trước phẫu thuật cho bệnh nhân thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022; 151(3):73-79.