Vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da ở bệnh nhân bạch cầu cấp (Thông báo lâm sàng)

Nguyễn Ngọc Thạch1,, Nguyễn Quang Đông1, Phạm Thái Dũng2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viện Bỏng Quốc gia thường không hay điều trị phẫu thuật cắt hoại tử do bệnh lý bạch cầu cấp. Do đó việc lựa chọn phương pháp vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử cho các bệnh nhân này cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì các bệnh nhân thường bị ức chế miễn dịch, thiếu máu, giảm tiểu cầu. Vào ngày 8/1/2018 chúng tôi đã gây mê cho phẫu thuật cắt hoại tử trên bệnh nhân bạch cầu cấp.
Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân Vũ Hồng Q., nam, 9 tuổi, có tiền sử bệnh bạch cầu cấp phát hiện và điều trị nhiều đợt Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương.
Trước khi vào Bệnh viện Bỏng Quốc gia 1 tháng, cháu xuất hiện vết loét cẳng chân trái không lành, vào Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia ngày 04/1/2018 trong tình trạng, tỉnh, nhiệt độ 3705C, mạch 103 lần/phút, huyết áp 115/65mmHg, niêm mạc nhợt, SpO2 98%, rì rào phế nang rõ, không có rale, bụng chướng nhẹ. Tại chỗ tổn thương hoại tử độ IV, V chân trái tím tiết dịch hôi diện tích 7%. Bệnh nhân được chẩn đoán khi vào khoa là 7% hoại tử cẳng bàn chân trái trên bệnh nhân bạch cầu cấp thể L2.
Xét nghiệm trước phẫu thuật cho thấy thiếu máu, giảm tiểu cầu. Vào hồi 10 giờ 45 phút ngày 08/1/2018, bệnh nhân lên phòng mổ với chẩn đoán trước mổ 7% hoại tử cẳng chân trái. Phương pháp phẫu thuật là cắt hoại tử 7% chân trái ghép da đồng loại và phương pháp vô cảm là gây mê sử dụng phối hợp thuốc mê đường tĩnh mạch và thuốc mê đường hô hấp với mask không xâm nhập. Quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra an toàn.
Kết luận: Phẫu thuật cắt hoại tử ở bệnh nhân mắc bệnh lý bạch cầu cấp có thể được vô cảm hiệu quả và an toàn với phương pháp gây mê sử dụng mask không xâm nhập phối hợp thuốc mê đường tĩnh mạch và thuốc mê đường hô hấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Louise Oduro-Dominah, Liam J Brennan (2013). “Anaesthetic management of the child with hematological malignancy” Continuing Education in Anaesthesia, Critical Care and Pain 13(5):158-164
2. Tamburo R. (2005). “Paediatric cancer patients in clinical trials of sepsis: factors that predispose to sepsis and stratify outcome” Pediatric Crit Care Med 6:87-91