Đánh giá kết quả chuyển vạt đảo gian cốt sau che phủ khuyết hỗng phần mềm cẳng bàn tay
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả lâm sàng của vạt đảo gian cốt sau (Reverse Posterior Interosseous Artery Flap - RePIA) trong che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn tay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca, thực hiện tại Khoa Ngoại Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất, từ tháng 01/2021 đến 01/2025.
Tổng cộng 16 bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn tay được phẫu thuật sử dụng vạt RePIA. Các biến số theo dõi bao gồm tỷ lệ sống của vạt, biến chứng (hoại tử rìa vạt, sung huyết tĩnh mạch, nhiễm trùng), thời gian nằm viện và thời gian phục hồi chức năng.
Kết quả: Tất cả các vạt đều sống hoàn toàn, không có trường hợp hoại tử toàn bộ. Hoại tử rìa vạt nhẹ xảy ra ở 3 bệnh nhân (18,75%), tự lành bằng liền thương thứ phát. Sung huyết tĩnh mạch được ghi nhận ở 2 bệnh nhân (12,5%), cải thiện sau điều trị bảo tồn. Thời gian nằm viện trung bình là 12,6 ngày và bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường sau trung bình 8,5 tuần. Những bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc vạt lớn hơn 50 cm² có thời gian phục hồi lâu hơn (p < 0,05).
Kết luận: Vạt đảo gian cốt sau là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong che phủ khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn tay, với tỷ lệ sống cao, ít biến chứng và khả năng phục hồi chức năng tốt. Kỹ thuật này bảo tồn động mạch chính của chi, phù hợp cho các tổn thương vừa và nhỏ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vạt đảo gian cốt sau, khuyết hổng phần mềm, vi phẫu tạo hình, phục hồi chức năng
Tài liệu tham khảo
JPRAS Open. 2022;33:23-29. doi:10.1016/j.jpra.2022.01.004
2. El-Sabbagh AH. Reversed posterior interosseous flap: Safe and easy method for hand reconstruction. J Hand Microsurg. 2011;3(1):12-18. doi:10.1007/s12593-011-0042-y
3. Acharya AM, Rao RS, Sripathi H, Nanjundappa PR, Acharya S. The reverse posterior interosseous artery flap: Technical considerations in raising an easier and more reliable flap. J Hand Surg Am. 2012;37(8):1646-1652. doi:10.1016/j.jhsa.2012.04.031
4. Eo SR, Hur GY, Cho H, Cho BC. Revisiting the posterior interosseous artery flap: Anatomical study and clinical application. Arch Hand Microsurg. 2018;23(3):175-183. doi:10.12790/ahm.2018.23.3.175
5. Baylan JM, Pedreira R, Zamboni WA. Reverse posterior interosseous flap for defects of the dorsal ulnar wrist using previously burned and recently grafted skin. Burns. 2016;42(2):431-435. doi:10.1016/j.burns.2015.08.007
6. Fong PL, Hung LK, Chan SC, Ho PC. Posterior interosseous artery flap: Our experience and review of modifications done. Hand Surg. 2014;19(2):227-233. doi:10.1142/S0218810414500204
7. Boissiere F, Dautel G, Dap F. Flap venous congestion and salvage techniques: A systematic literature review. PRS Global Open. 2021;9(6):e3687. doi:10.1097/GOX.0000000000003687
8. Khurram MF, Khurram MS, Ahmad T, Iqbal T. Reverse posterior interosseous artery flap: A reliable, comfortable and versatile flap for coverage of soft tissue defects of hand. J Wound Manag Res. 2020;16(3):129-136. doi:10.22467/jwmr.2020.01123
9. Kocman EA, Özalp B, Askar I. An extended distally based reverse posterior interosseous artery flap reconstruction for the thumb and distal defects of the fingers. Microsurgery. 2021;41(4):373-380. doi:10.1002/micr.30673
10. Lee GJ, Jeon BJ, Kim JS, Woo SH. Versatility of the posterior interosseous artery flap: Emphasis on powering up the toe transfer. HAND. 2021;16(5):667-674. doi:10.1177/1558944720946313